Xã hội học

351 0 0
                                    

1.Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc.

 Tiền đề ra đời của XHH

a. Tiền đề về kinh tế - xã hội

- Khởi nguồn bằng 1 cuộc CMCN ở các nước Tây Âu

- Sau đó là cuộc CMCN nổ ra ở nước Anh

- Từ đây tạo tiền đề cho sự nảy sinh, biến đổi của những vấn đề trong đời sống xã hội.

-> Xuất hiện các khu công nghiệp, trung tâm thương mại, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa -> cực hút cực lớn -> tạo các luồng di dân ồ ạt tiến về đô thị -> đẩy mật độ dân cư đô thị tăng lên -> tạo các vđ xã hội mới mẻ.

b. Tiền đề về chính trị

Xuất hiện thuật ngữ mới “thất nghiệp”, xuất hiện cách mạng tư sản -> đại cách mạng tư sản Pháp làm biến đổi chế độ pk tồn tại ngàn năm -> sụp đổ -> nhà nước tư sản ra đời -> nêu cao khẩu hiệu bình đẳng, tự do bác ái -> không có trong xh phong kiến trước đó.

Dần dần cũng bộc lộ bản chất của nó -> bóc lột -> khủng hoảng chính trị -> hỗn loạn mất phương hướng.

c. Tiền đề về tư tưởng – khoa học

Dưới ảnh hưởng của giáo hội thiên chúa -> chú trọng phát triễn thần học -> kìm hãm sự phát triễn khoa học -> tất cả những gì giáo hội nói đúng là chân lý -> ai nói khác -> gọi là tà thần -> kẻ thù của nhà khoa học.

Cách mạng tư sản mở ra bầu không khí cởi mở -> tạo điều kiện chính mùi của các tư duy khoa học -> sự phân rạch rạch ròi giữa các ngành khoa học -> như khoa học tư nhiên và khoa học xã hội,…

3. Tóm tắt các bước đi của nghiên cứu Xã hội học :

Các nhà kinh tế học cho rằng đối tượng nghiên cứu của kinh tế học chủ yếu là các hoạt động sản xuất, những trao đổi của cải và dịch vụ cần thiết cho sự tồn tại vật chất của con người và xã hội. Mác cho rằng đối tượng nghiên cứu của xã hội học thường phong phú và đa dạng hơn, nhiều khi nó đòi hỏi một cách nhìn tổng thể về các quan hệ xã hội, về sự thay đổi xã hội, dựa trên những biến đổi của những điều kiện sản xuất ra những của cải và dịch vụ trong một xã hội. Cách nhìn tổng thể của Mác, không những không bỏ qua những khía cạnh kinh tế của các sự kiện xã hội mà còn coi chúng là nguồn gốc, thậm chí là yếu tố quyết định đối với sự nảy sinh, tồn tại và biến đổi của chính những sự kiện xã hội. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở tính quyết định của các yếu tố kinh tế để phân tích và lý giải các sự kiện xã hội thì rõ ràng là chúng ta chưa thấy hết tầm quan trọng về mặt phương pháp luận trong cách nhìn tổng thể của Mác. Bởi vì việc nghiên cứu các hiện tượng xã hội trong tính tổng thể của nó buộc người ta phải đồng thời đi tìm những cơ sở cho sự cố kết của chính cái tổng thể xã hội đó. Vậy là từ cấp độ của sự sản xuất ra những của cải và dịch vụ, Mác đã tìm ra nguồn gốc của những tác động qua lại và những đứt đoạn, vốn không chỉ tạo ra những hình thái xã hội khác nhau mà cả những bước quá độ hay cách mạng giữa các hình thái xã hội đó.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 02, 2013 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Xã hội họcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ