Kinh tế chính trị

8.5K 2 2
                                    

Chương I

Đối tượng, phương pháp, chức năng của kinh tế chính

trị Mác - Lênin

I- Lược sử hình thành và phát triển môn kinh tế - chính trị

Từ xa xưa, trong các công trình nghiên cứu của những nhà bác học thời cổ

đại như Xênôphông, Platôn, Arixtốt và trong một số tác phẩm của những nhà tư

tưởng thời phong kiến ở Trung Quốc, ấn Độ... đã đề cập những vấn đề kinh tế.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là những tư tưởng kinh tế còn tản mạn, rời rạc, có tính

chất tổng kết kinh nghiệm, còn pha trộn với các kiến thức khoa học khác, chưa

có học thuyết kinh tế hoàn chỉnh và độc lập.

Kinh tế chính trị ra đời và trở thành một môn khoa học độc lập vào thời kỳ

hình thành của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. A. Môngcrêchiên - nhà

kinh tế học người Pháp là người đầu tiên nêu ra danh từ "kinh tế chính trị" để đặt

tên cho môn khoa học này vào năm 1615.

1. Chủ nghĩa trọng thương

Chủ nghĩa trọng thương là hình thái đầu tiên của hệ tư tưởng tư sản trong

lĩnh vực kinh tế chính trị, xuất hiện từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII,

trong giai đoạn tan rã của chế độ phong kiến và thời kỳ tích luỹ nguyên thủy tư

bản chủ nghĩa. Đó là thời kỳ chủ nghĩa duy vật đấu tranh chống chủ nghĩa duy

tâm, kinh tế hàng hoá và khoa học tự nhiên phát triển mạnh (cơ học, thiên văn

học, địa lý...). Đặc biệt là những phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI

tìm ra châu Mỹ, đường biển qua châu Phi, từ châu Âu sang ấn Độ... đã tạo điều

kiện cho ngoại thương phát triển. Chính vì vậy, các nhà tư tưởng của chủ nghĩa

trọng thương với những đại biểu điển hình ở Anh như Uyliam Staphot (1554-

1612), Tômat Mun (1571-1641); ở Pháp là Môngcrêchiên (1575-1629), Cônbe

(1618-1683) đã đánh giá cao vai trò của thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương,

2

coi thương nghiệp là nguồn gốc giàu có của quốc gia.

Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa trọng thương là lĩnh vực lưu thông; lấy

tiền làm nội dung căn bản của của cải, là biểu hiện sự giàu có của một quốc gia;

dựa vào quyền lực nhà nước để phát triển kinh tế; nguồn gốc của lợi nhuận là từ

thương nghiệp do mua rẻ bán đắt... nhằm tích luỹ tiền tệ, đẩy nhanh sự ra đời của

chủ nghĩa tư bản.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 24, 2008 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Kinh tế chính trịNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ