CÂU 1:VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC?
Triết học là bộ môn chung nhất, nghiên cứu về các sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội, nhằm tìm ra các quy luật của các đối tượng nghiên cứu. Mục đích của triết học là giải quyết các vấn đề cơ bản của bản thể luận và nhận thức luận.
Theo Mác- Ăngghen: Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học,đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại.
Vấn đề này gồm 2 mặt:
- Mặt thứ nhất: ( mặt bản thể luận) trả lời câu hỏi: trong mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào sinh ra cái nào, cái nào quyết định cái nào?
- Mặt thứ 2: (mặt nhận thức luận) trả lời câu hỏi: tư duy con người có khả năng nhận thức thế giới chung quanh hay không?
Thực chất vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ,vì:
+ Vật chất và ý thức là 2 hiện tượng rộng lớn nhất của đời sống con người.
+ Đây là vấn đề xuyên suốt trong mọi hệ thống triết học.
+ Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức nó là cơ sở để phân định lập trường triết học của các trường phái, các khuynh hướng, các hình thức của triết học. Có 2 trường phái lớn: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
● Chủ nghĩa duy vật: vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
●Chủ nghĩa duy tâm: ngượclại.
CÂU 2:VẬT CHẤT?
Vật chất (triết học Marx-Lenin) theo định nghĩa của Lê Nin : Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,chụp lại, phản ánh và không lệ thuộc vào cảm giác.
Cả Mác và Ăngghen cũng cho rằng: Vật chất là cái tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người. Thế giới vật chất luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng , ở đâu có vật chất là có vận động và vận động không ngừng.
CÂU 3: Ý THỨC ?
Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lênin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người một cách năng động và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất.
- Ý thức cũng là " hiện thực" trong tư tưởng, là sự thống nhất giữa vật chất và ý thức. Vật chất là cái được phản ánh, ý thức là cái phản ánh.
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: vì ý thức mang tính năng động, sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu thực tiễn.
- Phản ánh ý thức là sự phản ánh sáng tạo: tính sáng tạo của ý thức rất da dạng, phong phú , tuy nhiên đó là sự sáng tạo dựa tren sự phản ánh