TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG
KHOA KIẾN TRÚC
BÀI TẬP KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
ĐỀ TÀI
TRUNG TÂM THƯƠNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG
(CHỢ CỒN)
GVHD : THS.KTS. LÊ THỊ LY NA
SVTH : PHẠM HOÀNG THẢO TRINH
LỚP : 09NT2
NỘI DUNG:
I: Giới thiệu sơ lược Trung tâm thương nghiệp Đà Nẵng: Vị trí, lịch sử hình thành và phát triển.
II: Nhận xét về quy hoạch tổng mặt bằng,kiến trúc, bố trí cây xanh, bãi đỗ xe, hoạt động kinh tế Trung tâm thương nghiệp Đà Nẵng
III: Đề xuất quan niệm và giải pháp tổ chức để khu trung tâm thương nghiệp Đà Nẵng đạt kết quả tốt hơn theo quan điểm kiến trúc cảnh quan.
I: Giới thiệu sơ lược Trung tâm thương nghiệp Đà Nẵng:
1. Vị trí:
318 Ông Ích Khiêm, phường Hải Châu II, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Vị trí này thuộc ngã tư đường Hùng Vương - Ông Ích Khiêm và tiếp giáp với những mạch máu giao thông quan trọng.
Góc nhìn ngã tư Hùng Vương-Ông Ích Khiêm Góc nhìn từ đường Hùng Vương
2. Lịch sử hình thành và phát triển:
Trung tâm thương nghiệp Đà Nẵng ra đời từ những năm 40 - thế kỉ XX,nằm trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố nên có tên sơ khai là: Chợ Cồn. Từ ngày mới thành lập đã tập trung được số lượng lớn người tham gia buôn bán. Tháng 12/1984 chợ được phá bỏ và xây dựng mới hoàn toàn,khánh thành gồm 3 tầng với diện tích 14000 m2.
Lượng khách đến đây không chỉ để mua sắm mà còn để tham quan du lịch,vì thế Trung tâm thương nghiệp Đà Nẵng đã và đang thay đổi theo từng bước đi lên của thành phố,đã phát huy được khả năng và thế mạnh của một khu mua bán lớn nhất Tp. Đà Nẵng và khu vực miền Trung.
Trung tâm thương nghiệp Đà Nẵng xưa và nay
II: Nhận xét:
- Vị trí: Nằm trên ngã tư của 2 trục đường Ông Ích Khiêm - Hùng Vương,là khu vực trung tâm thành phố nên dễ gây cản trở giao thông tại trục đường này, nhất là vào những giờ cao điểm rất hay gây ùn tắc giao thông và còn gây mất an toàn cho người qua lại trên đường.
- Quy hoạch tổng mặt bằng kiến trúc chưa hợp lí: bao gồm 19 khu vực tương ứng với 1416 lô quy hoạch thuộc các ngành hàng kinh doanh khác nhau. Các khu vực nằm sát nhau thiếu không gian thông thoáng gây cản trở lưu thông trong chơ những ngày nhu cầu mua sắm cao điểm và bất lợi cho việc phòng chống cháy nổ,nếu có cháy ở một khu vực sẽ lan nhanh sang những khu vực khác.
- Bố trí cây xanh: trên mặt bằng chợ không được bố trí trồng cây xanh (chỉ có cây xanh thuộc vỉa hè ở ngoài 2 trục đường khu chợ,khiến cho khu chợ thiếu không khí trong lành thoáng mát,nhất là vào những ngày nhu cầu mua sắm cao vào những dịp lễ, tết.
- Bãi đỗ xe sát trên vỉa hè, sát trục đường giao thông gây nhiều bất cập, lộn xộn và ảnh hưởng đến lưu thông giao thông trên đường.
- Lối đi bộ giữa các gian hàng và giữa các khu vực trong chợ còn nhỏ gây khó khăn trong việc tham quan mua sắm của khách hàng.
- Khu vực vỉa hè bị lấn chiếm nghiêm trọng để phục vụ cho hoạt động buôn bán gây mất mỹ quan đô thị.
- Tuy đã được xây dựng lại nhưng đã từ lâu nên một số khu vực đã bị xuống cấp.
III: Đề xuất quan niệm và giải pháp tổ chức theo quan điểm kiến trúc cảnh quan:
- Nên quy hoạch lại Trung tâm thương nghiệp Đà Nẵng ở vị trí thông thoáng và thuận lợi hơn về giao thông.
- Cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện và tu sửa những khu vực xuống cấp để đảm bảo an toàn cho các hộ kinh doanh và khách hàng tham gia mua sắm.
- Mặt bằng Trung tâm nên được bố trí và sắp xếp lại các vị trí và khoảng cách giữa các khu vực kinh doanh cho hợp lí.
- Cần có sự quy hoạch bổ sung bố trí cây xanh hợp lí trong và ngoài Trung tâm để đảm bảo mỹ quan và có lợi cho môi trường kinh doanh buôn bán.
- Quản lí chặt chẽ việc sử dụng vỉa hè và bãi đỗ xe để đảm bảo an toàn cho lưu thông giao thông và mỹ quan đô thị.
Hy vọng với những đóng góp trên, sẽ góp phần đưa Trung tâm thương nghiệp Đà Nẵng trở thành một Trung tâm thương nghiệp sôi động, nhộn nhịp không chỉ của thành phố Đà Nẵng mà của cả khu vực miền Trung, trở thành địa điểm hấp dẫn cho đông đảo người dân địa phương và khách du lịch khắp nơi khi đến thăm Đà Nẵng.