bichnhamluc reupload1

154 1 0
                                    

BÍCH NHAM LỤC

Tác giả:Thiền sư Viên Ngộ - Việt dịch: HT. Thích Thanh Từ

Tu viện Chân Không 1980

ML 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

MỤC LỤC

Lời Người Dịch

Bích Nham Lục Giải Đề

01. Tắc 01 - Tắc 05

02. Tắc 06 - Tắc 10

03. Tắc 11 - Tắc 15

04. Tắc 16 - Tắc 20

05. Tắc 21 - Tắc 25

06. Tắc 26 - Tắc 30

07. Tắc 31 - Tắc 35

08. Tắc 36 - Tắc 40

09. Tắc 41 - Tắc 45

10. Tắc 46 - Tắc 50 11. Tắc 51 - Tắc 55

12. Tắc 56 - Tắc 60

13. Tắc 61 - Tắc 65

14. Tắc 66 - Tắc 70

15. Tắc 71 - Tắc 75

16. Tắc 76 - Tắc 80

17. Tắc 81 - Tắc 85

18. Tắc 86 - Tắc 90

19. Tắc 91 - Tắc 95

20. Tắc 96 - Tắc 100

LỜI NGƯỜI DỊCH

Bích Nham Lục là tập sách rất quan thiết trong Thiền môn, cần phải được phiên dịch. Song nó rất khó dịch, vì cố gắng giúp phần nào cho người sau, buộc lòng chúng tôi phải dịch ra. Khi dịch, chúng tôi chia mỗi tắc thành năm phần hoặc bốn phần: Lời dẫn (Thùy thị), Công án, Giải thích, Tụng, Giải tụng. Có tắc không có lời dẫn (Thùy thị), chỉ còn bốn phần. Chúng tôi lược bớt lời giải ngắt quãng trong công án và trong bài tụng, để độc giả đọc công án và lời tụng có mạch lạc hơn.

Bản dịch này, chúng tôi y cứ theo bản Hán văn Bích Nham Lục trong tập Thiền Học Đại Thành và Thiền Tông Tập Thành bổ túc cho nhau. Phần tựa đầu dịch đủ, phần hậu tự, chúng tôi lược bớt.

Dám mong Thiền giả đọc nó cốt "đạt lý, đừng kẹt lời", "ứng dụng tu hành không nói rỗng", thế là mãn nguyện của chúng tôi.

Kính ghi

THÍCH THANH TỪ

Tu viện Chân Không, Ngày cuối thu 1980.

BÍCH NHAM LỤC GIẢI ĐỀ

Bích Nham Lục do Thiền sư Viên Ngộ đời Tống trước tác, nguồn gốc của nó xuất phát từ Thiền sư Tuyết Đậu. Tuyết Đậu chọn lựa trong Nội điển, Ngoại điển và Văn sử một trăm tắc công án, dùng âm vận tụng ra chỗ sâu kín của Thiền, làm tư lương cho những người tham học trong các tòng lâm, gọi là Tuyết Đậu Tụng Cổ. Thiền sư biện tài vô ngại, là nhà văn hào một thời, đủ chánh nhãn siêu cách, thật là một Cao tăng xưa nay ít thấy. Những lời tụng này, nhiều khách giang hồ truyền nhau, khen là một tuyệt tác trong thiên hạ. Song lời gọn ý sâu, chẳng khác núi bạc, vách sắt. Thiền khách khó nhọc nghiên tầm phân tích, như con muỗi cắn trâu sắt, không có chỗ cắm mỏ. Sau khi Tuyết Đậu tịch hơn sáu mươi năm, khoảng niên hiệu Chánh Hòa (1111-1114) đời Tống Huy Tông, Thiền sư Viên Ngộ lúc ở viện Linh Tuyền, Giáp Sơn, Lễ Châu, vì học giả đem một trăm tắc Tụng cổ này mỗi mỗi chú thích. Ở đầu mỗi tắc là Thùy thị (lời dẫn), kế Công án (bản tắc), sau câu Tụng cổ mỗi chỗ phụ Trước ngữ, tiếp Bình xướng. Sư chọn lọc chỗ uyên nguyên, chia chẻ thâm lý, phát huy huyền vi, tuyên bố phát dương tông chỉ truyền riêng, chỉ thẳng rất khéo, rất tột.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 05, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

bichnhamluc reupload1Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ