Em sẽ đợi.Nếu em biết, tôi đã sống hai năm dài đằng đẵng ở xứ lạ chỉ vì ba âm tiết trên.
Nếu em biết, tôi chẳng hề lo lắng khi không nhận được thư hồi âm em gửi, điện báo cũng không.
Tôi yêu em và tôi tin em.
Yêu là phải biết chờ đợi.
Tôi nghĩ cha đã làm cách nào đó không cho em liên lạc với tôi. Tôi cũng nghĩ đến việc em muốn tôi an tâm học hành. Tôi nghĩ đến mọi chuyện cho đến ngày về nước.
Ra đón tôi ở sân bay là cha.
**************************************
Hàn Quốc năm 1998. Một sáng mùa xuân.
Sunghoon theo cha bước lên xe, chữ đầu tiên anh thốt lên là bệnh viện. Anh muốn gặp cậu và chỉ muốn gặp cậu mà thôi. Đã hai năm dài đằng đẵng.
Một tối mùa đông cách đây hai năm, có kẻ nói dối trơ trẽn bảo rằng: hai năm sẽ trôi qua rất nhanh để rồi chính hắn phải gánh chịu hậu quả. Hai năm không có cậu dài tựa vô biên.
Sunghoon nghĩ cha sẽ phản đối và đòi chở anh về nhà. Nhưng không, ông đưa anh thẳng đến bệnh viện. Không nói với con mình câu nào kể từ lúc thốt lên ba chữ “Con đã về!” ở sân bay, ông dẫn anh đến phòng săn sóc đặc biệt.
Cậu đang nằm đó, lặng im.
==========================
Hình ảnh người y sĩ – sống động khóc cười trong loạt triển lãm – nay nằm yên, bất động trên chiếc giường drap trắng với hàng đống dây nhợ gây ấn tượng mạnh không ngờ. Khách thăm quan lặng đi, im phăng phắc nhìn vào gương mặt gầy xương, vào cánh tay đã trở nên khẳng khiu của cậu sau gần hai năm nằm bất động. Họ cũng để ý rằng: trong tấm ảnh được chụp cận cảnh đó, có một bàn tay khác đang vững chãi nắm lấy tay cậu. Những ngón tay lồng vào nhau, siết chặt như đang níu giữ.
BẠN ĐANG ĐỌC
khoảnh khắc
Fiksi PenggemarDường như có một sự mâu thuẫn lớn lao, nhưng người nghệ sĩ nhiếp ảnh đích thực vừa phải có đủ kiên nhẫn để chờ đợi, có khi một năm, có khi một đời cho đến lúc cảnh sắc giao hòa như ý; lại vừa phải đủ bén nhạy để nắm bắt những khỏanh khắc ngắn ngủi q...