TÂY TIẾN (QUANG DŨNG)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ (Vận dụng làm mở bài)
"Có một bài ca không bao giờ quên". Vâng! Bài ca ko quên ấy là những tháng năm chiến tranh hào hùng đầy khí thế của lịch sử dân tộc. Và xây nên bản hùng ca ko thể nào quên ấy là những chàng trai, cô gái, những người lính, thanh niên xung phong... người con trung hiếu của nhân dân, con người đẹp nhất của thời đại. Viết về đề tài người lính, người đọc nghĩ đến "Đồng chí" của Chính Hữu, "Lên Tây Bắc" của Tố Hữu, người đọc nhớ đến "Nhớ" của Hồng Nguyên, "Bài thơ về tiểu đội xe ko kính" của Phạm Tiến Duật. Và người đọc cũng ko thể nào quên "Tây Tiến" của Quang Dũng. Bài thơ mang chứa gần như trọn vẹn những gì là đặc trưng nhất của hồn thơ QD, được đánh giá là "đứa con đầu lòng tráng kiện và hào hoa của thơ ca kháng chiến", để rồi khi nói tới QD là độc giả nhớ ngay tới "Tây Tiến", mặc dù bên cạnh bài thơ này ông cũng còn nhiều thi phẩm đặc sắc khác.
(Lắp ghép vấn đề nghị luận vào chỗ cuối này nhé)
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái quát (Dùng cho mọi đề về tác phẩm này nhé)
- QD là 1 nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc... nhưng trước hết ông là 1 nhà thơ với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Chất nhạc, chất họa luôn hòa quyện vào thơ ông khiến những bài ông viết đều có sức tạo hình, ngân nga trong lòng người đọc.
- Tây Tiến là tác phẩm xuất sắc của QD, được viết năm 1948, in trong tập "Mây đầu ô". Bài thơ là nỗi nhớ da diết, khắc khoải của tg về vùng núi rừng Tây Bắc, về cuộc kháng chiến gian khổ, hào hùng của dân tộc, về những người đồng chí, đồng đội đã từng sống và chiến đấu bên nhau.
- Tây Tiến là đơn vị quân đội chủ lực được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội nước bạn Lào bảo vệ biên giới phía Tây, đánh tiêu hao sinh lực địch ở Thượng Lào và Tây Bắc Việt Nam. Địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến khá rộng bao gồm các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Thanh Hóa và cả Sầm Nưa – Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên trí thức Hà Nội, hoạt động trong điều kiện khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, đặc biệt là bệnh sốt rét rừng hoành hành dữ dội. Dù vậy, họ vẫn lạc quan trong cuộc sống và chiến đấu rất anh hùng. Một thời gian ngắn sau khi binh đoàn TT thành lập, QD được chuyển đến với tư cách là đại đội trưởng. Năm 1948, TT giải thể để thành lập trung đoàn 52, QD cũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, nỗi nhớ về đơn vị cũ cứ trào dâng thôi thúc nhà thơ viết bài thơ này. "Thơ là thần hứng" (P-la- tông), thơ chỉ ra đời trong những giây phút thăng hoa. Ngòi bút của thi sĩ chỉ "có thần" khi trong lòng thực sự "xúc động hồn thơ" . Quang Dũng đã có được giây phút ấy, tâm thế ấy khi viết "Tây Tiến". Lúc đầu, bài thơ có tên là "Nhớ Tây Tiến", sau đó QD bỏ đi từ "nhớ"làm cho nhan đề ngắn gọn, cô đọng khiến bài thơ ko bị lộ mạch, khắc sâu đc 2 chữ Tây tiến. Đồng thời tạo ra âm hưởng mạnh mẽ, chắc khỏe gợi cho người đọc hình dung về 1 đoàn binh anh hùng:
2. Phân tích
Tây tiến biên cương mờ khói lửa Quân đi lớp lớp động cây rừng Và bài thơ ấy, con người ấy Sống mãi muôn đời với núi sông
(Giang Nam)
2.1. Đoạn 1. 14 câu đầu: Cuộc hành quân của người lính TT trên nền bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ hoang sơ nhưng cũng lãng mạn trữ tình
a. 2 câu đầu
"Thơ là tiếng lòng", "Thơ là thư kí trung thành của trái tim". Và phải chăng, xúc cảm đong đầy khiến QD ngân lên khúc dạo đầu – một nỗi nhớ "chơi vơi" vừa xa xăm sâu lắng, vừa thiết tha quyến luyến:
Sông Mã xa rồi TT ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
+ Người ta thường nói, cuộc đời mỗi người nghệ sĩ thường gắn với 1 vùng đất, 1 vùng văn hóa thấm mĩ nhất định. Nếu Hoàng Cầm yêu dòng sông Đuống lấp lánh hiền hòa, Thanh Hải xao xuyến với dòng sông Hương biếc xanh, Tế Hanh tha thiết Nhớ con sông quê hương... thì trong những năm gắn bó với đoàn quân TT, QD lại kết thân cùng dòng sông Mã. Sông Mã là người bạn đồng hành, là chứng nhân đã theo suốt bước chân hành quân, chứng kiến biết bao vất vả, vui buồn, bao mất mát hi sinh của người lính TT. Chính vì vậy, mở đầu bài thơ, tác giả gọi tên con sông Mã bằng giọng điệu thiết tha trìu mến như gọi tên 1 người thân yêu, tri kỉ.
+ Nỗi nhớ tiếp theo là "TT ơi", nhớ đồng đội đã cùng nhau vào sinh ra tử, sát cánh kề vai. 3 chữ "TT ơi" như chứa đựng cả 1 bầu trời thương nhớ. Sông Mã xa rồi, TT cũng xa rồi, những kỷ niệm một thời đã lùi xa vào dĩ vãng nhưng luôn vẹn nguyên trong tâm trí người đi. Hai chữ "xa rồi" với 2 thanh bằng tạo nên sự hụt hẫng, nuối tiếc, bâng khuâng.
+ Nỗi nhớ của nhà thơ còn là "nhớ về rừng núi" – nhớ địa bàn hoạt động giữa thiên nhiên TB vừa hùng vĩ hiểm trở, vừa thơ mộng trữ tình. Từ láy "chơi vơi" gợi ta nhớ đến câu ca dao:
Ra về nhớ bạn chơi vơi
Hay câu thơ của thi sĩ Xuân Diệu:
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
Nỗi "nhớ chơi vơi" trong thơ QD là nỗi nhớ không rõ hình, không rõ ảnh nhưng miên man, da diết, chênh chao giữa đôi bờ hư thực.Trong nỗi nhớ ấy, mọi kí ức hiện lên khi thì rõ nét, khi lại mờ ảo nhưng đều sống động, lung linh.Từ biểu cảm "ơi" kết hợp với từ láy "chơi vơi" tạo nên âm hưởng thiết tha, ngân nga trong lòng người, như tiếng vọng cùng năm tháng. Điệp từ "nhớ" được nhắc lại 2 lần nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ quặn lòng trong tâm trí nhà thơ. Dường như trong mỗi khoảnh khắc đứng trước thơ ca, mỗi thi nhân đều tựa vần thơ vào nỗi nhớ, tựa tâm hồn vào kỉ niệm để thành hình con chữ đầy xúc động. Trước đó hai năm, nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ cũng từng nghĩ về thuở trước hào hùng mà không nguôi "thương nhớ":
b. 12 câu tiếp: Các phương diện cụ thể của nỗi nhớ
- "Khi tình cảm tự tìm cho nó một hình thức để bộc lộ ra ngoài chúng ta có thơ" (Ta- go). Đến vơí miền thơ là đi vào thế giới tâm tình, đến với sự dạt dào ấm nóng trong trái tim thi nhân. 12 câu tiếp theo là nỗi nhớ hướng về thiên nhiên và con người trên chặng đường hành quân vất vả.
+Đầu tiên là là hình ảnh "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi". Sài Khao là mảnh đất lắm sương nhiều khói. Cũng miêu tả về khói sương Tây Bắc, nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ - Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương". Câu thơ của QD có sức tạo hình rất lớn, được ngắt nhịp 4/3 khiến trọng lượng rơi vào chữ "lấp". Sương dày như che khuất, nhấn chìm cả đoàn quân. Chữ "mỏi" khiến ta như nghe đâu đây giữa núi rừng hiểm trở cheo leo có hơi thở nhọc nhằn của những chàng trai Tây tiến.
+ Nếu như ở câu thơ trên, QD dùng bút pháp hiện thực để tái hiện những khắc nghiệt của núi rừng miền Tây thì câu thơ tiếp lại được viết bởi cảm hứng lãng mạn: "Mường Lát hoa về trong đêm hơi" .Hình ảnh hoa gợi lên nhiều nét nghĩa độc đáo. Đó có thể là những ngọn đuốc soi đường lấp lánh như hoa.Cũng có thể là nhà thơ muốn nhắc tới những cô gái miền Tây có ánh mắt sóng sánh, có nụ cười tươi thắm như hoa. Hay hoa chính là muôn loài hoa rừng nở ngát hương giữa không gian đêm sương huyền ảo, mơ màng. Cái hay của nhà thơ là không nói hoa nở mà nói hoa về, không nói đêm sương mà nói đêm hơi. Cách dùng từ ngữ đó kết hợp với hình thức câu thơ 6/7 là thanh bằng đem tới cho câu thơ âm điệu nhẹ bỗng và dịu êm, khiến núi rừng Tây Bắc hiện lên với vẻ đẹp thơ mộng, quyến rũ, làm say đắm lòng người đồng thời chứng tỏ vẻ đẹp tâm hồn của những người lính lãng mạn, hào hoa.
- 4 câu thơ tiếp, QD tả cảnh vượt dốc, vượt đèo, đường đi hiểm nguy với núi cao, vực thẳm.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long...".
(Nhớ Bắc).
b. 12 câu tiếp: Các phương diện cụ thể của nỗi nhớ
- "Khi tình cảm tự tìm cho nó một hình thức để bộc lộ ra ngoài chúng ta có thơ" (Ta- go). Đến vơí miền thơ là đi vào thế giới tâm tình, đến với sự dạt dào ấm nóng trong trái tim thi nhân. 12 câu tiếp theo là nỗi nhớ hướng về thiên nhiên và con người trên chặng đường hành quân vất vả.
+Đầu tiên là là hình ảnh "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi". Sài Khao là mảnh đất lắm sương nhiều khói. Cũng miêu tả về khói sương Tây Bắc, nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ - Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương". Câu thơ của QD có sức tạo hình rất lớn, được ngắt nhịp 4/3 khiến trọng lượng rơi vào chữ "lấp". Sương dày như che khuất, nhấn chìm cả đoàn quân. Chữ "mỏi" khiến ta như nghe đâu đây giữa núi rừng hiểm trở cheo leo có hơi thở nhọc nhằn của những chàng trai Tây tiến.
+ Nếu như ở câu thơ trên, QD dùng bút pháp hiện thực để tái hiện những khắc nghiệt của núi rừng miền Tây thì câu thơ tiếp lại được viết bởi cảm hứng lãng mạn: "Mường Lát hoa về trong đêm hơi" .Hình ảnh hoa gợi lên nhiều nét nghĩa độc đáo. Đó có thể là những ngọn đuốc soi đường lấp lánh như hoa.Cũng có thể là nhà thơ muốn nhắc tới những cô gái miền Tây có ánh mắt sóng sánh, có nụ cười tươi thắm như hoa. Hay hoa chính là muôn loài hoa rừng nở ngát hương giữa không gian đêm sương huyền ảo, mơ màng. Cái hay của nhà thơ là không nói hoa nở mà nói hoa về, không nói đêm sương mà nói đêm hơi. Cách dùng từ ngữ đó kết hợp với hình thức câu thơ 6/7 là thanh bằng đem tới cho câu thơ âm điệu nhẹ bỗng và dịu êm, khiến núi rừng Tây Bắc hiện lên với vẻ đẹp thơ mộng, quyến rũ, làm say đắm lòng người đồng thời chứng tỏ vẻ đẹp tâm hồn của những người lính lãng mạn, hào hoa.
- 4 câu thơ tiếp, QD tả cảnh vượt dốc, vượt đèo, đường đi hiểm nguy với núi cao, vực thẳm.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi