Vai trò của hậu phương miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975

21.8K 14 0
                                    

Vai trò của hậu phương miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975

VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH CỦA HẬU PHƯƠNG LỚN MIỀN BẮC ĐỐI VỚI TIỀN TUYẾN LỚN MIỀN NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954 - 1975)

Nguyễn Quốc Huy - CĐVNHK08

Khi bàn về chiến tranh cách mạng, Lênin có một luận điểm nổi tiếng: "Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh phải có một hậu phương tổ chức vững chắc". Hậu phương và tiền tuyến có mối quan hệ vô cùng mật thiết. Hậu phương mạnh thì tiền tuyến mạnh. Tiền tuyến đánh thắng sẽ bảo vệ được hậu phương, động viên và tạo điều kiện thuận lợi để hậu phương cũng cố và xây dựng. Ngược lại, việc xây dựng hậu phương vững mạnh có tác dụng quyết định đến thắng lợi ở tiền tuyến.

Như chúng ta đã biết, sau hiệp định Giơnevơ đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng đã hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đang tiến hành cách mạng XHCH và xây dựng CNXH. Đó là một chuyển biến cực kì trọng yếu quyết định phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Trong khi đó, Miền Nam nước ta còn bị đặt dưới ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai Ngô Đình Diệm, nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chưa hoàn thành. Nằm trong nhiệm vụ chiến lược chung của cả dân tộc - nhằm chấm dứt tình trạng dất nước bị chia cắt, Đảng đã xác định Miền Bắc là hậu phương lớn và Miền Nam là tiền tuyến lớn. Miền Bắc tiến lên CNXH, thực hiện cải tạo CNXH và bước đầu phát triển kinh tế, xã hội, làm cơ sở tiền đề vững chắc cho cách mạng miền Nam phát triển. Miền Bắc -hậu phương lớn, có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước, đối với sự nghiệp thống nhất đất nước. Vì thế, Miền Bắc phải có mối quan hệ gắn bó, phối hợp với miền Nam tạo điều kiện cho nhau phát triển. Thắng lợi giành được ở mỗi miền là thắng lợi chung cho cách mạng hai miền.

Ngay sau khi hiệp đinh Giơnevơ về Đông Dương được kí (7/1954), Mĩ đã tiến hành chiến lược chiến tranh đặc biệt (1960 - 1965), chiến tranh cục bộ (1965 - 1968). Đến năm 1968, khi bước vào Nhà Trắng, Nichxơn đề ra chiến lược toàn cầu mang tên mình - "Học thuyết Nichxơn", Học thuyết này thực hiện đầu tiên ở miền Nam Việt Nam với chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Trong khi đó, ở Miền Nam lúc này quân và dân ta gặp không ít khó khăn về vũ khí, lương thực thực phẩm, lực lượng chiến đấu... Để giữ vững và phát triển phong trào tấn công địch Đảng và Hồ Chí Minh đã xác định: xây dựng miền Bắc thật sự "vững mạnh và tiến bộ", "thiết thực chiếu cố miền Nam", "là nền tảng là gốc rễ của lực lượng đấu tranh","Miền Bắc là chỗ đứng của ta. Bất kể trong tình hình nào, miền Bắc cũng phải củng cố", "Muốn thực hiện cương lĩnh của Mặt Trận, thì chúng ta phải ra sức cũng cố Miền Bắc về mọi mặt, ....Nền có vững, nhà mới chắc, gốc có mạnh, cây mới tốt". Thực hiện chủ trương chi viện lực lượng, vật chất cho miền Nam, ngay từ tháng 7 năm 1954, Trung ương Đảng đã quyết định thành lập đoàn vận tải trên biển Đông, đặt tên là Đoàn 759. Bộ Chính trị cũng quyết định tổ chức tuyến giao liên vận tải quân sự trên bộ và trên biển (sau này là tuyến đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh trên biển)để vận chuyển hàng quân sự vào miền Nam, tổ chức đưa cán bộ, bộ đội, chuyển công văn, tài liệu đi lại giữa hai miền. Như vậy, ngay từ đầu Đảng và nhà nước đã nhận thấy được tầm quan trọng, vai trò quyết định của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn Miền Nam. Đây là một đường lối hoàn toàn đúng đắn của Đảng.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Mar 15, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Vai trò của hậu phương miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ