dội

545 63 9
                                    

vào độ những năm 1976 - 1977 khi đất nước đã thống nhất, ngoài hầu hết lính đã được trở về gia đình, còn nhiều bộ phận khác được chỉ định ở lại trực sẵn và đợi lệnh, một số khác đã hy sinh nhưng chưa thể báo được cho gia quyến. tiếng chuông xe đạp xé tan cái bầu không khí làng quê thường mang hai ý nghĩa. hoặc là một lá thư từ nơi đơn vị đóng quân báo rằng bản thân vẫn ổn, chờ ngày đoàn tụ. hoặc là một tờ giấy vàng thậm chí rách mép vì quá trình vận chuyển, trên giấy chỉ gồm ba chữ được in bằng loại mực rẻ tiền mờ loè, "giấy báo tử".

và thế là mỗi khi màn chiều buông xuống, người thân ở hậu phương mà đa số là các bà các mẹ lại rủ nhau đứng ở gốc cây đa đầu làng, nhẩn nha giúp nhau tết những lọn tóc đen tuyền mềm như suối, rồi lại vẩn vơ mấy câu hát xoan, chầu văn. chẳng phải là thú vui văn nghệ như mỗi lần họp hợp tác xã, chỉ là họ đang muốn át đi sự hồi hộp nơm nớp khi chờ một lá thư, hoặc là một tin mừng, hoặc là một tin xé ruột xé gan.

thôi nhiên thuân phanh từ từ chiếc xe đạp cũ kĩ của mình khi tới gần đám phụ nữ trong làng. chiếc xe này đã theo anh từ cái dạo còn đi thồ gạo nuôi cán bộ đỡ đần cho u, rồi lại xếp xó khi anh khoác balo ra chiến trường. giờ đây nó trở thành phương tiện giúp anh lên huyện nhận thư để đến chiều lại lóc cóc men theo con đường bé xíu về báo tin cho làng mình. so với đồng đội thì nhiên thuân vẫn còn may mắn chán khi chỉ bị bắn hai phát vào chân khiến mỗi khi trái gió trở trời lại thấy đau nhức đến váng người. ít ra, thân xác này của anh vẫn còn có thể lê lết sau bao năm chinh chiến ngoài kia để về đến quê cha đất tổ. không mong gì nhiều khi sức lực hạn hẹp chẳng đủ để làm nông, anh chọn công việc đưa thư, mỗi tháng dăm ba tem phiếu đủ gạo đủ thịt đủ mắm muối để sống đến hết đời.

suy cho cùng thì ấy vẫn là một người đàn ông ngoài ba mươi, dù sương nắng đã thấm đẫm tới mức chai lì từ mái tóc, làn da đến dáng vẻ nhưng vẫn không át được vẻ cương trực của một người lính. thôi nhiên thuân được nhiều người yêu quý, già trẻ gái trai đều như thế, đương nhiên không loại trừ việc trở thành đối tượng cho vài cô thiếu nữ lỡ dở tuổi xuân thì vì người yêu đã hy sinh ngoài chiến trường. dẫu vậy, nhiên thuân chưa từng một lần tính tới chuyện lấy vợ, là bởi anh còn đang chờ, chờ đến ngày chính bản thân nhận được một lá thư từ người mình yêu.

"nhiên thuân, chờ em nhé, em sẽ trở về."

trận chiến mậu thân 1968 anh và người yêu mỗi người một hướng. đơn vị chia làm hai nửa, một bên ở lại chờ lệnh tấn công, nửa kia trở về miền bắc để bảo vệ mảnh đất chủ quyền. lệnh trên ban xuống không thể không tuân theo, thôi nhiên thuân đành tiễn biệt người yêu trở về phương bắc. hai người trao nhau những cái hôn vội vã dưới tiếng bom dội vang. thời chiến chẳng thể có liên lạc với nhau, họ chỉ kịp đưa cho người kia lọ penicillin bé xíu nhét vừa mảnh giấy ghi thông tin bản thân ở bên trong phòng khi tử trận có thể báo về cho gia đình. lọ thủy tinh cũ mèm, mảnh giấy cũng đã ngả về màu thời gian, thậm chí có những lúc vành thủy tinh mong manh muốn vụn vỡ hết đi rồi nhưng nó vẫn luôn được anh giữ bên mình. chỉ là khác cái tên, họ đã cùng ghi một địa chỉ, và để tên người kia là người thân.

•soobjun• DộiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ