a. Khái niệm tôn giáo
Trong Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, C.Mác viết "Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa. Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, tức thế giới quan lộn ngược, vì bản thân chúng là thế giới lộn ngược (...) Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân" .
Qua luận điểm này cần lưu ý một số vấn đề sau 1) Tôn giáo không phải là cái tự có mà là sản phẩm của con người, tức xã hội con người, cũng tức là phương thức tồn tại của con người. Nói cách khác, tôn giáo chỉ là sự phản ánh xã hội con người vào trong ý thức của con người. Vì thế tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh cái tồn tại xã hội đã sinh ra nó. 2) Song sự phản ánh đó chỉ là sự phản ánh phi lý tính, hoang đường, để rồi sau đó lấy cái phi lý, cái hoang đường làm chân lý, chuẩn mực, để giải thích hoặc chi phối cái hiện thực. 3) Tôn giáo là sản phẩm của con người, nhưng không phải là con người cá nhân, riêng lẻ, mà là con người xã hội ( hay xã hội con người ), do đó tôn giáo là một hiện tượng xã hội. 4) Xét về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội tiêu cực, nó vừa biểu thị sự phản kháng tiêu cực trước những nỗi khổ đau và bất hạnh của con người, vừa biểu thị sự nhẫn nhục, sự bất lực của con người trước những sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội.
Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph.Ăngghen đã làm rõ bản chất của tôn giáo trên cơ sở xem tôn giáo như là một hình thái ý thức xã hội "Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo- vào trong đầu óc của con người- của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế" .
Như vậy, tôn giáo là sản phẩm của con ngựời, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội tiêu cực. Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng một số giá trị văn hoá phù hợp với đạo đức, đạo lý của xã hội. Chủ nghĩa Mác-Lênin và những người cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
Tôn giáo được tạo thành bởi ba yêú tố cơ bản ý thức tôn giáo (gồm tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo), hệ thống nghi lễ tôn giáo (trong đó hoạt động thờ cúng là yếu tố cơ bản), tổ chức tôn giáo (thường có hệ thống từ trung ương đến cơ sở). Vì vậy, tôn giáo là một lực lượng xã hội trần thế, có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội.
b. Tôn giáo vẫn tồn tại trong các nước xã hội chủ nghĩa là do mấy nguyên nhân sau:
- nguyên nhân nhận thức: trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong chế độ chủ nghĩa xã hội trình độ dân trí của nhân dân chưa thật cao. nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội đến nay khoa học vẫn xhưa giải thích được.
- nguyên nhân tâm lý: tôn giáo đã tồn tại lâu trong lịch sử loài người và ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân
- nguyên nhân chính trị- xã hội: các quy tắc của tôn giáo phù hợp với pháp luật phù hợp với đạo đức.
BẠN ĐANG ĐỌC