C4: Bắt giam - phát hiện

328 25 9
                                    

Năm 1944...

Tình hình chiến tranh thế giới vẫn diễn ra nhưng tình thế hiện tại đã thay đổi. Sự thay đổi này tính từ ngày 19 tháng 11 năm 1942, Hồng quân Liên Xô bắt đầu phản công. Bước sang năm 1944, các lực lượng vũ trang Xô viết đã vượt quân Đức l,3 lần về quân số, 1,7 lần về máy bay (quân Đức và quân các nước chư hầu có ở mặt trận Xô - Đức gần 5 triệu quân, 54.500 pháo và cối, 54.000 xe tăng và hơn 3.000 máy bay) và ưu thế về số lượng đó lại được tăng thêm về mặt chất lượng vũ khí, đặc biệt quan trọng là tinh thần chiến đấu của quân đội, nghệ thuật chỉ huy chiến dịch, chiến thuật và chiến lược ngày càng cao của các cấp chỉ huy. Tỉnh hình này cho phép Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô có thể triển khai cuộc tổng tấn công đồng loạt trên khắp các mặt trận từ Leningrad đến tận Krym, mở đầu từ ngày 24-12-1943.

Ở mặt trận phía bắc,tháng 1 và 2-1944, Hồng quân mở cuộc tấn công lớn vào Leningrad và Nôpgôrốt, giải phóng Leningrad và tiến tới sát biên giới Estonia. Tiếp theo, hè năm 1944, Hồng quân tiến vào giải phóng các nước vùng Baltic, đánh đuổi quân Phần Lan ra khỏi biên giới Xô - Phần và buộc Phần Lan phải kí hiệp định đình chiến với Liên Xô ngày 19-9-1944.

Ở mặt trận Ukraine, trong năm 1944, Hồng quân đã mở l0 trận tấn công có tính chất tiêu diệt vào quân đội phát xít. Cuộc chiến đấu ở đây diễn ra hết sức ác liệt vì phần lớn lực lượng quân Đức tập trung ở vùng này (96 sư đoàn với 70% tổng số các sư đoàn xe tăng và các sư đoàn cơ giới của phát xít Đức ở mặt trận Liên Xô). Kết quả, Hồng quân đã đánh tan 66 sư đoàn địch và giải phóng hoàn toàn Ukraine.

Từ tháng 3 đến tháng 5-1944, quân đội Xô viết giải phóng Odessa và Krym.

Một trong những trận đánh lớn nhất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chiến dịch giải phóng Belarus (mang mật danh kế hoạch ''Bagration''), mở ngày 23-6-1944. Trong chiến dịch này, đạo quân "Trung tâm" của phát xít Đức bị đánh tan tác và mất hơn 30 sư đoàn. Belarus được hoàn toàn giải phóng.

Gió đảo chiều, điều này càng khiến cho Đức Quốc xã càng lúc càng lo lắng trước những gì đang diễn ra.

.

.

Đế Quốc Thứ Ba.

Trại tập trung Thüringer.

Tiếng còi tàu như muốn phá vỡ cả không gian tĩnh lặng và đầy u ám của cả khu trại tập trung vào buổi tối. Từng bánh xe tàu chậm chạp nhích từng chút trên đường ray đưa tất cả các toa tàu đầy ấp người vào trại.

Vâng, người ở trong những toa tàu chật hẹp kia chính là tù binh của Đức Quốc Xã. Họ có nhiều thành phần, từ những người lính đã cố gắng bảo vệ quê hương của mình hoặc là những người dân vô tội bị cuốn vào cuộc chiến có quy mô rộng lớn và gây ra tàn phá nhiều nhất của nhân loại - thế chiến thứ hai. Tất cả những người bị nhồi trong kia đều may mắn còn sống cả; nói may mắn thì không đúng cho lắm bởi vì họ đang bị đối xử không khác gì súc vật, bằng chứng rõ nhất đó là họ bị nhồi nhét vào trong những toa tàu kia không khác gì cá mòi đóng hộp cả.

MỐI TÌNH THẦM LẶNG (T-34) Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ