|3|

522 62 14
                                    

Trên người gã đàn ông cao ngất mang khuôn mặt lạnh lùng khó gần luôn phảng phất cái mùi nhè nhẹ, thơm ngọt mũi. Ở những ngày khởi đầu cho các cuộc giao thiệp sau, hắn đã bị mùi thơm ấy bám riết không thôi nhưng buồn thay lại không thể nhớ ra vị hương cụ thể nào cho đến khi hỏi người khác. Anh Quốc cười thầm và cho hắn biết thứ mùi đấy mang tên quốc hoa của em – hoa hướng dương.

Đó là đoạn thời gian trong thế chiến. Ai nấy đều mệt mỏi không ngớt với súng, bom, đủ loại vũ khí cứ liên miên va đập lẫn nhau chẳng ngớt. Căng thẳng tới nỗi rụng cả mớ tóc mỗi khi biên giới nước bắt đầu nói ngôn ngữ ngoại quốc. Cứ nhìn Pháp mà xem, kết thúc được trang sử sặc mùi khói súng âm u này thì mái tóc dài chạm lưng của gã cũng rụng dần đi chỉ còn lại hàng tóc mỏng xơ xác ngang vai. Những tháng ngày vất vả, lao lực cả về thể xác và tâm hồn. Bù lại, những ngày tháng đó Hoa Kỳ lại được dòm mặt em nhiều nhất, hoặc ít ra hai người dòm nhau theo cái cách bớt thù địch hơn dẫu có đôi lúc cả hắn lẫn em đều rất muốn đục vài lỗ đạn trên nhan sắc đáng đồng tiền bát gạo của đối phương.

Thật ra không phải lúc nào không khí giữa hắn và em cũng căng thẳng, trao nhau toàn là ánh mắt ghét bỏ. Khi đã mệt với mấy trò mặt lạnh giơ ngón giữa sau lưng mỗi lần gặp gỡ, Hoa Kỳ cũng chịu nói chuyện bằng giọng mềm mỏng hơn hay em cũng thôi mỉm cười khiêu khích. Em cho hắn mượn chiếc mũ Ushanka ấm áp đội đỡ, che lại đầu tóc vàng hoe lấm tấm bông tuyết; còn bàn tay hắn cầm lấy bàn tay lạnh của em sưởi ấm. Không có gì bình yên hơn mấy lúc như vậy. Tay em trong tay hắn, mùi hướng dương cứ thế lan tỏa thật nồng nàn, sát quá trái tim xứ cờ hoa. Rồi hệt như sự yên ắng hòa hợp lúc đấy của họ, một mảnh tình lẳng lặng được gieo vào trong lòng Hoa Kỳ, thả giữa sa mạc khô cằn một vệt xanh xanh sự sống mà không ai biết không ai hay.

Hoặc là vốn biết vốn tỏ nhưng lại cố tình bỏ lơ. Cũng không quá khó hiểu, cái tình cản chân người vướng vào thì không nên có mà nên bị bỏ mặc. Dù chẳng thể bỏ mặc lâu, hạt giống cây cần tưới nước cần bón phân để nảy mầm, hạt giống tình không thế: nó mượn nỗi nhớ một ít rồi lại vay sự rung động thêm một ít nữa để mọc ra bộ rễ cắm sâu vào lòng sa mạc, từ đó nó lớn dần chẳng cần ai vun vén chăm sóc chi. Vì cái lẽ tai hại đấy, Hoa Kỳ chẳng thể bỏ mặc nó lâu song lại bỏ mặc đủ để hắn không sẩy vào ngõ cụt. Hắn không được phép cho em biết hắn đã lỡ thương nhớ mái tóc bạc cùng đôi mắt xanh ngát, rằng bên cạnh những chán ghét tột độ thể hiện bên ngoài là những mong mỏi muốn nâng niu bàn tay lúc nào cũng lạnh ngắt của em. Một mặt Hoa Kỳ chửi rủa nụ cười trên môi em, một mặt hắn như thằng nghiện lưu luyến thật nhiều hương hoa hướng dương.

Tình người ta là hoa nở rộ, cánh tươi thắm nức lòng người, tình của hắn chưa nở đã mục; và như kẻ điên ngây dại, Hoa Kỳ chẳng tài nào dứt nổi khỏi thứ tình thối rữa từ tận gốc rễ. Nói tới em, lòng hắn nghiêng ngả như đám máy bay quân sự na theo những bom, sau là tan thành bụi cũng vì những bom được thả xuống các dải đất vô tội. Thứ bom ấy trút xuống làm con tim hắn hấp hối chứ chưa chết, hắn lại ước được chết quách đi, cảm giác chênh vênh vô vọng này nó thảm thương tan nát lắm. Hoa Kỳ chẳng hơn gì cây đèn dầu chập chờn, không đủ sáng mà cũng chưa tắt ngóm hoàn toàn, cứ mãi leo lét giữa chung quanh là bóng đêm vô tận. Tình hắn như thế đấy, ngang ngược tới nỗi bất lực.

|countryhumans| tình nở hoaNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ