Hai Đứa Trẻ: Cảnh Đợi Tàu

139 5 0
                                    




Thạch Lam là thành viên của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, ông đến với văn chương như một sứ mệnh ghép nối cuộc sống và văn học. Những sáng tác của ông chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm nhân vật, dưới ngồi bút của Thạch Lam thường đi vào những trạng thái cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Mỗi một truyện của ông đều như một bài ca trữ tình được buồn, tiêu biểu là " Hai Đứa Trẻ được in trong tập " Nắng Trong Vườn" năm 1938, tác phẩm là truyện ngắn có cốt truyện đơn giản, là sự hòa quyện giữ yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình. Hai đứa trẻ không có tình tiết cao trào nhưng lại dễ dàng đi vào tâm trí người đọc bởi nỗi buồn sâu lắng, trầm động mà rất đẹp, vẻ đẹp của cuộc sống bình dị. Đặc biệt ta nhất phải kể đến phân đoạn diễn biến tâm trạng của chị em Liên trong cảnh đợi tàu.

Hai Đứa Trẻ là câu chuyện được nhìn dưới lăng kính hiện thực, bằng sự nhạy cảm của một người nghệ sĩ, ông đã tái hiện lại khung cảnh nghèo nàn, khó khăn của người dân khi có thời gian sống ở nơi đây. Câu chuyện nhỏ xoay quanh về hai đứa trẻ Liên và An - những đứa trẻ đã từng sống ở Hà Nội phồn hoa, náo nhiệt nhưng rồi bi kịch cuộc đời ập đến, hai chị em phải về sống nơi phố huyện nhỏ thó, tồi tàn. Trong một buổi chiều tà, lòng Liên buồn man mác khi nhìn những đứa trẻ đi nhạnh đồ thừa. Xung quanh chị em Liên là những mảnh đời cơ cực như chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm,... Dù vậy nhưng không chỉ vì ngần ấy sự nghèo khó mà họ mất đi niềm tin, từ tận sâu trong cõi lòng họ vẫn luôn mong mỏi một ngày nào đó sẽ được bước sang một thế giới mới, cái thế giới tràn ngập "ánh sáng" của niềm tin và hi vọng. Và chỉ khi chuyến tàu từ Hà Nội đi qua, họ mới có được cảm giác ấy, cái cảm giác từ từ nhẹ nhàng len lỏi vào con tim họ và rót đầy trái tim là niềm tin mãnh liệt về một thế giới đáng sống.

Có thể nói, cuộc sống của chị em Liên là bằng cái tên "song sắt" của thời đại. Mỗi ngày trôi qua đều quẩn quanh trong một phố huyện tồi tàn, vắng vẻ, cái nơi mà đến ánh sáng cũng bỏ rơi, chỉ có cái đèn le lói trong gánh phở của bác Siêu hay cái ánh sáng lập lòe trong ngọn đèn trên tay chị Tí cả những ngôi sao chói lọi hiên ngang trên bầu trời cũng chẳng thể xé rách màn đêm sâu thẩm. Đến đây mới thấy, sự đối nghịch rõ nét giữa ánh sáng và bóng tối nơi phố huyện, những tia sáng nhỏ bé của những con người nhỏ bé thì làm sao có thể chống chọi với " tấm màn đèn" đang bao phủ cả vùng trời nơi phố huyện này. Con người trong nghịch cảnh mới thấy, không chỉ Liên mà tất cả mọi người trong phố huyện đều ngóng chờ đoàn tàu đi qua, phải chăng vì để kiếm thêm vài đồng vào cuộc sống mưu sinh hay đang chờ đợi một thứ gì đó xa xôi. Trước hết, Liên và An là những đứa trẻ vâng lời, chúng cố thức đợi khi đoàn tàu đến mà "buồn ngủ ríu cả mắt" tuy vậy "vẫn gượng để thức khuya chút nữa" xem còn ai mua nữa không. Nghe lời mẹ dặn là thế, nhưng hai chị em Liên và An cũng biết rõ sự chờ đợi của chúng giờ đây là dư thừa, cùng lắm họ mua "bao diêm hay gói thuốc lá" cũng là nhiều rồi. Trước khi ngủ, An còn dặn chị hãy nhớ đánh thức trước khi đoàn tàu đến, sự kiên quyết của cô bé cũng cho thấy được ý nghĩa lớn lao của đoàn tàu vội vã. Liệu "sự hoạt động cuối ngày của đêm khuya" có xua đi được phần nào sự trì trệ, nặng nề của không gian nơi phố huyện thường ngày? Một chút thôi cũng được, để nó có thể khuấy động nhịp sống tẻ nhạt, tù động nơi "ao tù phẳng lặng", đem lại cho phố huyện nghèo phút chốc bừng tỉnh sau giấc ngủ dài.

Ngữ Văn 11Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ