Văn mẫu lớp 9 - Phân tích anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

3 0 0
                                    


Nêu cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long

Có những câu chuyện mà khi nghe kể, được đọc lấy, mà cứ ngỡ đang được sống, được hòa mình vào những người, những cảnh trong ấy. Nó thật sống động, thật gần gũi làm sao. Lặng lẽ Sa Pa chính là một câu chuyện có sức lay động như thế. Qua cây bút cần mẫn, nhiệt thành của Nguyễn Thành Long, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã khắc họa nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng với biết bao phẩm chất cao đẹp về lý tưởng và lẽ sống đáng quý của con người.

Nguyễn Thành long là một trong những tác giả nổi tiếng chuyên viết truyện ngắn và kí của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã để lại rất nhiều những tác phẩm có sức sống lâu bền và giá trị nghệ thuật cho văn hóa nước nhà. Tác phẩm "Lặng lẽ Sapa" ra đời năm 1970 giữa lúc miền Bắc đang hăng say lao động sản xuất để xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và chi viện cho miền Nam đánh Mỹ. Mỗi người dân miền Bắc ý thức sâu sắc vai trò của bản thân mình đối với sự nghiệp chung của đất nước: sống đẹp, sống có ích để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Và nhân vật anh thanh niên trở thành biểu tượng đẹp cho những con người tích cực, trách nhiệm như thế.

Dù là một cây bút chuyên viết truyện ngắn nhưng Nguyễn Thành Long không dùng ngòi bút của mình để phân tích những xung đột, mâu thuẫn, những điều dữ dội mà lại nghiêng về phản ánh cuộc sống bằng nghệ thuật giàu chất thơ, trong trẻo nhẹ nhàng nhưng lại có chiều sâu âm vang. Hình ảnh anh thanh niên cũng thế. Nhà văn đã để anh thanh niên xuất hiện trong câu chuyện đường dài của bác lái xe kể cho bác hoạ sĩ và cô kỹ sư trong chuyến hành trình trở về thành phố từ đỉnh Yên Sơn. Và cũng trong chuyến đi ấy, bác hoạ sĩ và cô kỹ sư đã có cuộc gặp gỡ 30 phút với anh thanh niên. Trong thời gian ngắn ngủi này, anh thanh niên đã mời họ uống chè, tặng hoa cho cô kỹ sư, tâm sự về cuộc sống và công việc của mình. Bác hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh từ chối vì nghĩ người khác xứng đáng hơn. Anh thanh niên đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng các vị khách. Bác hoạ sĩ hứa sẽ quay lại thăm anh sớm nhất.

Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba từ điểm nhìn của bác hoạ sĩ để từ đấy anh thanh niên trong truyện hiện lên sinh động từ ngoại hình, lời nói đến suy nghĩ, tính cách. Điểm nhìn của một người làm nghệ thuật và từng trải sẽ khiến cho hình tượng anh thanh không chỉ hiện lên đẹp đẽ mà còn ẩn chứa nhiều triết lý về cuộc đời.

Với vẻ ngoài của một chàng trai bình thường nhưng cái bình thường ấy chỉ là vỏ bọc cho nội tâm sâu sắc và tính cách cao đẹp bên trong. Ở anh, ta bắt gặp một con người có lý tưởng sống, hết mình cống hiến vì công việc. Cũng như bao thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng quê hương, anh thanh niên tự nguyện gắn bó đời mình trong vai trò một kỹ sư làm công tác khí tượng. Anh thanh niên rời đô thị, rời cuộc sống rực rỡ ánh đèn, nhiều niềm vui của tuổi trẻ để đến đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m không một bóng người, quanh năm chỉ có mây mờ che phủ. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất góp phần vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ chiến đấu và sản xuất cho đồng bào ta. Công việc ấy phải đòi hỏi tính tỉ mỉ, cần mẫn, nghiêm túc thực hiện. Tuy gian khổ là thế nhưng điều anh ngại không phải là công việc gian khổ mà là trong cái lạnh lẽo của không gian vắng bóng con người. Có lẽ vì thế mà anh thanh niên đối diện với cảm giác "thèm người".

Văn mẫu hay lớp 9Where stories live. Discover now