TỲ HƯU: ( Nguồn: Wikipedia)
Tỳ Hưu lại là một linh thú có vẻ đầu Lân, thân gấu(tỳ có nghĩa là gấu) toàn thân được bao bao bọc bới lớp vẩy như rồng , trên đầu có sừng, lưng có cánh. Theo nhân gian truyền tụng, Tỳ Hưu có hai loại với tên gọi và ý nghĩa khác nhau.
Thiên Lộc: Đây là loại Tỳ Hưu có dáng vẻ uy phong, bụng và mông to, miệng rất rộng trên đầu có 2 Sừng. Thức ăn chính của Tỳ Hưu Thiên Lộc là Vàng, Bạc và Châu Báu. Ý nghĩa phong thủy của Tỳ Hưu Thiên Lộc là bảo vệ của cải, mang lại sự giàu sang cho gia chủ.
Tịch Tà: Đây là loại Tỳ Hưu có miệng luôn há rộng vẻ ngoài luôn toát sự dữ tợn trên đầu có duy nhất 1 sừng trên đầu. Theo truyền thuyết Tỳ Hưu Tịch Tà thường dùng sừng của mình để tấn công các loại yêu ma, thức ăn của Tịch Tà chính là các sinh khí của yêu ma. Tịch Tà được xem là linh vật phong thủy mang xua đuổi tà ma, mang lại sự bình an cho gia chủ.
TỲ HƯU THIÊN LỘC:
TỲ HƯU TỊCH TÀ:
HỒ LY TINH - CỬU VĨ HỒ: ( Nguồn: Wikipedia)
Cửu vĩ thiên hồ ( chữ hán: 九尾狐), thông thường gọi Cáo chín đuôi hay Hồ ly chín đuôi, là một trong những hình dạng tiêu biểu nhất của loài hồ ly tinh, một trong những loại yêu tinh phổ biến và nổi tiếng nhất trong văn hóa các nước Đông Á.
Hình tượng cửu vĩ thiên hồ trở nên rất phổ biến từ xa xưa trong thần thoại Trung Quốc, được cho là có từ tận thời Tiên Tần, khoảng đời nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Đặc biệt, qua tác phẩm Phong thần diễn nghĩa , nhân vật Đát Kỷ được cho là do cửu vĩ hồ hóa thân thành, cùng với sự nổi tiếng nhanh chóng của Đát Kỷ càng khiến hình tượng của Cửu vĩ hồ bất tử trong nghệ thuật.
BẠN ĐANG ĐỌC
{ ĐM/ EDIT } CHUNG CƯ YÊU QUÁI
Lãng mạnTên Hán Việt: Yêu quái công ngụ Tác giả: Túy Ẩm Trường Ca Editor: Phan Khánh Mi( khanhmiphan04) Số chương: 135c + 2 phiên ngoại Tình trạng: Hoàn thành( Nguyên tác) Edit: Chưa hoàn thành Thời gian ra chương: thứ 4 và chủ nhật hàng tuần. Thể loại: N...