LẮNG NGHE CƠN GIÓ THÌ THẦM
◎ Tác giả: Vương NguyênBởi vì ghi hình chương trình "Minh Nhật chi tử: mùa sáng tác", mà tôi có may mắn quen biết với thầy Phác Thụ. Lần đầu tiên gặp mặt, thầy quả thực không khác gì so với trong tưởng tượng của tôi... cách ăn mặc đơn giản, cách nói chuyện chậm rãi nhẹ nhàng, mỗi cái nhíu mày nhướng mắt đều vô cùng dịu dàng, ngoài ra trên người thầy còn toát lên sức sống tuổi trẻ ngập tràn. Chúng tôi trò chuyện với nhau về âm nhạc, tôi hay thỉnh giáo thầy về việc sáng tác, mỗi lần như vậy thầy ấy đều dốc hết lòng mình để chỉ dạy cho tôi.
Trong tất cả những tác phẩm của thầy, tôi thích nhất là bài hát "Lắng nghe cơn gió thì thầm". Bài hát này được thu âm vào năm 2003, là một bài trong Album sáng tác hoàn toàn tên là "Sống như hoa mùa hạ" mà thầy phát hành năm đó. Cả Album tổng cộng có 11 bài hát, ghi chép lại những suy nghĩ sôi nổi của thầy về sự trần trụi của cuộc đời, khiến cho người ta cảm nhận được trong đó sự lãng mạn và ưu thương nồng nàn. Chỉ có "Lắng nghe cơn gió thì thầm" là bài hát mang lại cho tôi cảm giác vô cùng đặc biệt , nó có sự thoải mái cũng có sự bi thương, càng nhiều hơn là sự biểu đạt vô cùng thuần khiết và thanh thản của giây phút hiện tại.
"Màn đêm bất thình lình rơi xuống, ngọn đèn đã tắt ngúm như cách cả một cuộc đời", câu mở đầu đầy ấn tượng, nghe giống như trong một đêm tối bình thường, ngọn đèn trước mắt dường như đang đang lay lắt đến gần chúng ta. Anh thấp thoáng lo sợ rằng "ngày tháng sắp mất đi một nửa, những giấc mộng đó làm sao mới có thể hoàn thành", lại cũng ngờ ngợ tin rằng sự bi thương hiếm hoi kia sẽ "không kịp quên đi". Vì thế anh ta 'i a i a', nghe tiếng gió vang lên bên tai mà hát, "Đợi cho ngọn gió đem nàng mai táng." Đương nhiên, trừ câu này ra, điều khiến tôi thích "nghe tiếng chuông gió" cũng là bởi vì giai điệu ngân nga của cả bài hát này, không có quá nhiều sự trầm bổng, chỉ có tiếng thì thầm của gió ở bên tai, và giọng ca của thầy Phác Thụ đang hát. Ngươi nghe nhạc, cũng sẵn sàng đắm chìm trong tiếng gió, yên lặng lắng nghe, yên lặng ngồi đó.
Tôi vẫn luôn kiên trì với ý kiến rằng phong cách âm nhạc quyết định khí chất của con người ta, thế nhưng thầy Phác Thụ lại chính là "người làm âm nhạc bởi vì đã có riêng mình khí chất âm nhạc riêng, cho nên chỉ trong chớp mắt có thể liên tưởng đến phong cách âm nhạc" của thầy. Thấy ấy hát về trời xanh mây trắng, hát về tinh tú chim trời, cũng hát về sự thật; Thầy ấy tìm kiếm ra triết lý của sinh mệnh, cũng tìm kiếm sự vĩnh hằng và hiện tại.... Mặc dù là đã trôi qua gần hai mươi năm rồi, nhưng thầy ấy hình như chưa từng một lần thay đổi, cho dù vết tích năm tháng phủ đầy lên vầng trán, thì đôi mắt thầy vẫn trong sáng và chân thành như cũ, đây chính là một trong những trạng thái sáng tác và trạng thái cuộc sống mà tôi vẫn luôn khao khát.
Những con người khác nhau tạo ra những tác phẩm âm nhạc khác nhau, linh cảm mỗi người cũng đều không giống nhau, có người lấy cảm hứng từ trải nghiệm cuộc đời, hoặc có người lấy từ vạn vật nhân sinh.... Trên con đường theo đuổi ước mơ, hoa hồng của người thương, bông hoa của người qua đường... khán giả nghe nhạc, lại có thể nghe ra sự cô độc dũng cảm, nghe hiểu được sự lãng mạn, nghe thấy những điều tốt đẹp nhỏ nhoi. Trong bài hát "Lắng nghe cơn gió thì thầm", tôi càng nhiều hơn là nghe được sự thẳng thắn và tự do. Vì thế, rất nhiều đêm khi máy nghe nhạc mở đến bài hát này, tôi đều bị sự yên bình và tĩnh lặng của bài hát này làm ảnh hưởng, thậm chí còn muốn ngâm nga cùng cơn gió, cùng đi đến nơi xa xôi. Một khắc đó, tôi cũng sâu sắc cảm thấy sự ngây thơ vô tội, gió thu vừa hay thổi qua, cùng lắng nghe cơn gió thì thầm nào.
BẠN ĐANG ĐỌC
Thư Nhà Của Vương Nguyên
Conto◎ Tác giả: Vương Nguyên (ca sĩ, diễn viên, đại sứ UNICEF) ◎ Các bài viết được dịch từ Chuyên mục Vương Nguyên nói trong tạp chí Nhân vật toàn cầu. ◎ Tất cả tiền nhuận bút của tác giả Vương Nguyên đều được gửi vào Yuan Fund để làm từ thiện.