Ông Hai là một người dân làng Chợ Dầu.Ông yêu cái làng ấy vô cùng, yêu như máu thịt của mình. Một hôm ông nghe tin từ người đàn bà tản cư nói về làng chợ Dầu theo Tây, ông tái mặt, không thở nổi và chỉ biết cúi gằm mặt mà đi về. Lúc về đến nhà ông "nằm vật ra giường", "nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra". Ông xót xa khi nghĩ đến một ngày con mình sẽ bị người ta coi thường, rẻ rúng, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian bán nước. Suốt ngày, ông chỉ quanh quẩn ở nhà mà chẳng dám đi đâu ,khi mụ chủ nhà nghe phong phanh làng chợ Dầu theo giặc và có ý không muốn cho vợ chồng ông ở lại nhà mình nữa. Bị đẩy đến bước đường cùng, chính trong giây phút tuyệt vọng ấy ông lão đã chớm có quyết định quay về làm cũ "hay là quay về làng?" Nhưng khi ý nghĩ đó vừa loé lên thì ông lão đã vội gạt đi: "Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến bỏ cụ Hồ...về là chịu mất hết ư ?". Thì ra cái lý do khiến ông lão băn khoăn lưỡng lự không muốn trở về làng chính là chỗ ấy "về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ", là quay lưng lại với đồng bào, đồng chí nhân dân, cam tâm làm tay sai cho kẻ thù, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Ở đây, tình cảm tự do, tình cảm cách mạng, tình yêu làng, yêu nước đã thực sự hòa quyện trong tâm hồn người nông dân tản cư ấy. Và ông đã quyết định dứt khoát trong cực kì đau khổ, uất hận "làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!". Kim Lân đã để cho nhân vật của mình trải qua một cuộc đấu tranh tư tưởng vô cùng quyết liệt để rồi cuối cùng đi đến một quyết định vô cùng khó khăn, đau đớn. Đó là phải từ bỏ làng quê của mình để một lòng một dạ thuỷ chung với cách mạng, với Bác Hồ. Đối với ông Hai và biết bao người dân quê ngày đó làng là nơi rất đổi thiêng liêng, là mảnh đất nơi ta đã sinh ra và lớn lên chất chứa bao kỉ niệm, là nguồn cội tổ tiên, gia đình, quê hương bản quán mà tưởng chừng như suốt cuộc đời không thể nào từ bỏ được. Vậy mà cuối cùng con người cũng phải đành đoạn từ bỏ nó.Qua đây, ta có thể thấy ông Hai là một người nông cần cù, chất phác, tình yêu làng, yêu nước của ông rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý .