NHIỆT ĐỘ CỦA TRANG GIẤY
◎ Tác giả: Vương NguyênHai năm liên tục đón mùa đông ở phương nam, không khí ẩm ướt trái hẳn với ấn tượng của mùa đông lạnh lẽo. Bắt kịp những ngày mưa liên tục gần đây, tôi mở máy nghe nhạc lần này hết lần khác, Bài "Đêm mưa" vẫn luôn nằm ở đầu list nhạc.
Thứ ở bên tôi cùng âm nhạc, là kịch bản. Giấy mềm mại như vậy, dính thêm chút sương mù đêm mưa, trong không gian yên tĩnh phát ra âm thanh lật sách đọc dễ nghe. Điều này làm tôi nhớ đến thời gian thôi còn học ở Trùng Khánh, và tôi vẫn thường có cảm giác như vậy. Mỗi khi trời mưa, sách giáo khoa lấy trong cặp táp ra nhìn chứ như con diều bị mất đi khung xương, viết bút mực lên trên mặt giấy, mực trên đầu bút lại khẽ nhòe ra thêm một chút chút.
Lúc đó tôi cảm thấy rằng sách giáo khoa giống như một bảng đo nhiệt độ, nó giúp truyền tải thông điệp trong không khí theo những cách rất độc đáo. Đồng thời, sách giáo khoa cũng là công cụ để ước tính tiến độ học tập, sách ngữ văn dày cộm, thường là cuốn mà tôi siêng lật nhất. Một vài cuốn sách giáo khoa không thể nào học hết một lớp, chỉ có thể đọc và ghi chép lại, theo thời gian, các trang giấy đã học và các trang giấy chưa học lại hình thành một ranh giới rõ ràng, mỗi lần nhìn ranh giới đó, thì rất có cảm giác thành tựu, đồng thời cũng có cảm giác mong đợi.
Như bây giờ, ngày càng có ít cơ hội gặp gỡ với những trang giấy trong cuộc sống. Thông tin trên điện thoại di động mỗi ngày đều được cập nhật, nhưng tin tức vụn vặt nhiều như thủy triều ập đến. Tôi tò mò về sự thay đổi nhanh chóng của thế giới, cũng đồng thời nhớ sự mềm mại và cổ điển của những trang giấy độc đáo trong cuộc sống mà mọi thông điệp đều quá tải.
May mắn thay, trong năm thứ sáu xây dựng không gian ký ức cùng tạp chí "Nhân vật toàn cầu", chúng tôi vẫn sử dụng những trang giấy có cảm giác trang trọng nhất để khắc nên dấu ấn độc quyền cho mỗi mốc thời gian trong quá khứ. Ngày nay, cùng với sự phát triển chưa từng có của công nghệ thông tin điện tử, vì sao chúng ta vẫn phải đọc sách giấy? Vài năm trước đây tôi từng vô tình xem một bộ phim tài liệu về sách, nhắc đến quyển "Sách cũng hi vọng được nhìn", mô tả này làm tôi rất ấn tượng. Khi chúng ta đọc sách giấy, là chúng ta đang đọc những câu chuyện trong trang giấy, cũng đọc câu chuyện mà người viết muốn trình bày với chúng ta, càng giống như đang cùng với họ, sáng tạo thêm một đoạn của câu chuyện nữa.
Tôi không thể ước tính độ nặng nhẹ của một trang giấy bọc và những megabyte hình ảnh, nhưng tôi có thể chắc chắn rằng trong tương lai, nếu tôi lật lại những trang sách trước đây, thì vẫn có thể định vị chính xác tâm trạng và suy nghĩ của mình ngay tại thời điểm đó.
Chữ viết, từ khắc trong vỏ trong xương đến sách tre quyển trục, từ ghi chép lên vải đến viết trên giấy, lịch sử mới có thể được lưu giữ, câu chuyện mới có thể được viết ra, để cho chúng ta nhìn thấy nền văn minh lộng lẫy và rực rỡ của đất nước trong những "ký ức thực thể". Nhật ký và bài kiểm tra lúc bé, thư từ và ghi chú khi lớn lên, bây giờ là tạp chí nhận được hàng tháng, cũng đều là hành trình ghi chép "ký ức thực thể" của cuộc sống... nó không chỉ là thông tin, mà còn là cảm xúc và nhiệt độ.
Cảm ơn bạn vẫn sẵn sàng mở trang giấy ra và đọc. Một chương mới lần nữa bắt đầu, nguyện cho mỗi chúng ta đều có thể tạo ra những câu chuyện mới và gặt hái những kỷ niệm sáng rỡ qua trang giấy này.
BẠN ĐANG ĐỌC
Thư Nhà Của Vương Nguyên
Cerita Pendek◎ Tác giả: Vương Nguyên (ca sĩ, diễn viên, đại sứ UNICEF) ◎ Các bài viết được dịch từ Chuyên mục Vương Nguyên nói trong tạp chí Nhân vật toàn cầu. ◎ Tất cả tiền nhuận bút của tác giả Vương Nguyên đều được gửi vào Yuan Fund để làm từ thiện.