kiếp thứ hai - anh có nghe

490 66 28
                                    

Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 làm phá sản Kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ. Đồng thời chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể cuộc kháng chiến của ta, cũng như so sánh lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã kí Hiệp định Giơ-ne-vơ vào ngày 21 - 7 - 1954.

Cùng với Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, Pháp buộc phải rút hết quân đội về nước, miền Bắc nước ta được giải phóng hoàn toàn, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Việt Nam tạm chia cắt làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm đường rãnh giới quân sự tạm thời.

Pháp đã rút khỏi miền Nam, Mĩ liền nhảy vào và đưa bọn tay sai do Ngô Đình Diệm đứng đầu lên nắm chính quyền ở miền Nam.

Năm 1964, một lần nữa, lãnh thổ thân yêu của chúng ta bị chia cắt làm hai miền.

Kim Khuê Bân cùng Hàn Duy Thần là đứa con máu đỏ da vàng, được mảnh đất Thái Bình nuôi dưỡng mà lớn khôn. Sau khi trải qua tháng ngày chiến đấu gian lao tại quê nhà, khắp miền Bắc đã thống nhất và bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày ngày làm việc cực nhọc, nhưng sự tự do khiến cho hai anh em luôn cười tít mắt.

Hằng ngày, Thần thường làm việc tại nhà sinh hoạt chung của xã, em thuộc lớp trẻ hiếm hoi biết chữ tại đây. Làng nghèo, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ phong kiến xưa nên chẳng mấy ai biết chữ, cả người lớn lẫn trẻ con. Nên Thần ở đây cùng với các anh chị thanh niên xung phong tự nguyện thắp đèn sáng tối dạy con chữ cho bà con.

Còn anh Khuê Bân là bộ đội, anh chạy cả ngày ngoài đường sá với cái nắng oi ả, nói cho oai thế thôi. Chứ dạo này ở đây cũng khá bình yên, anh cũng chỉ lo một số việc vặt hay giấy tờ mà chi đội trưởng giao cho. Sẵn đây em cũng nói cho mọi người nghe về một việc ẩm ương hết sức, anh chi đội trưởng đã yêu cầu phía trên cung cấp một số nhu yếu phẩm cho cái làng nghèo đến nỗi mồng tơi còn chẳng có để mà rớt này. Nhưng mà vì tình hình miền Nam đang không ổn định, mọi vật dụng thiết yếu đều cấp ra đấy, nên hiện tại không còn đủ để chi về địa phương. Điều này làm anh chi đội trưởng nổi điên suốt, cũng vì vậy mà anh Khuê Bân của Thần hay bị anh đội trưởng giữ lại mắng cho một trận để xả cơn tức.

Anh Bân thì phải chịu cảnh uất ức này suốt mà chẳng dám hó hé gì, vì cái thân phận có phần thấp cổ bé họng của mình. Ngày nào cũng nghe cấp trên mắng một cách vô tội vạ khiến anh vô cùng nản chí mỗi khi phải làm việc, hôm nào về đến nhà, anh cũng sà vào lòng Thần mà giả bộ khóc hu hu. Thần biết anh vờ nhưng mà trông quá chừng thương nên cũng đành xoa dịu anh bằng mấy cái vuốt lưng con con, hay đôi khi là những cái thơm má nhẹ bẫng.

Gia cảnh hai đứa cũng có hơi đặc biệt, Thần vốn được anh Khuê nhặt đem về nhà phú ông họ Kim, cũng chính là cha của anh Khuê Bân. Đó giờ toàn lưu trú nơi đầu đường xó chợ, ăn không ngon, ngủ không yên. Tự nhiên trong một phút nông nổi giở cái thói cắp vặt, lại vô tình người đó lại là anh, thế là anh Khuê Bân quắp em về nhà lúc nào chả hay. Anh là con nhà gia giáo nên anh được dưỡng dạy kĩ lắm, một lần thấy anh học xem chừng có vẻ vui, Thần cũng bày đặc xách thân đến ngồi học cùng anh, anh Bân thấy em dễ thương nên quyết định dạy chữ cho em luôn. Lúc đấy em cũng định học chơi thôi, ai ngờ anh dạy hay quá nên đến giờ Thần biết chữ luôn mới ghê.

ngày độc lập | GyujinNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ