Ai làm cho khói lên trời

492 37 9
                                    

beta: 23.03.26

Cái sân trước nhà đã được cậu mợ lát đá hoa, làm lại hàng rào gỗ. Nhà cửa xây sửa lại khang trang hơn. Chậu đinh lăng ngày cậu mới đi còn là cành ươm bé tí, giờ là cây to xum xuê được chuyển sang trồng nơi góc sân. Đi xa đất xa quê lâu ngày về, Đế Nỗ nhìn đâu cũng thấy khác lạ mới mẻ.

Bà Lý luôn miệng chỉ bảo bọn gia nô nhanh chân lẹ tay, đứa mau xách hành lý cho cậu, bọn con Lành, con Tú mau vào pha nước lấy khăn cho cậu tắm, dọn cơm ra vời cậu ăn. Cậu đi lâu ngày về, chúng mày liệu hồn mà săn sóc cậu.

Lý Đế Nỗ bật cười, cái cảm giác cung kính xa lạ cứ như là dành cho Lý trưởng, hay Tộc biểu đến nhà, không phải dành cho cậu út nhà họ Lý này.

"Thôi nào mợ, mợ cứ để con thoải mái, con nào phải khách xa mới về đâu."

"Tiên sư, anh đi học Hà Nội biền biệt chín mười năm, có biết mợ ở nhà chỉ trông mấy cái dây thép của anh mòn cả người ra. Lại bảo không phải khách."

"Cậu đi lên tỉnh rồi ạ mợ?"

"Thì lại lên tỉnh với thằng cả lo quản bán buôn trên đấy. Có khi lại đi tầu lên Lạng Sơn. Bố con nhà anh đấy, toàn đi bặt tăm để tôi ôm cái nhà này mãi."

Nghe bà Lý mắng thoáng qua tưởng là lại dằn dỗi, nhưng cái giọng điệu của bà lại đầy ý tứ vui vẻ. Mắng yêu con xong, bà lại giục giã cậu út mau vào tắm rửa, không thôi cơm canh lại nguội lạnh qua bữa. Đế Nỗ vâng dạ, đi xe đi tàu ngồi rũ cả người rồi, cậu cũng không muốn mặc bộ quần áo dính đầy bụi đường mồ hôi lâu thêm.

Suốt bữa cơm, Lý Đế Nỗ nghe mẹ và con Sen ngồi kể dăm sự đổi thay ở đất làng xã. Nào thì nhà người này làm ăn phất lên đã có nhà trên tỉnh, có người ngu dại mua bán nha phiến lậu bị bắt tù, rồi thì làng xã cũng phát triển lên dần, người đi kẻ ở. Rồi cậu Lý lại hầu chuyện với mẹ, kể những cái hay cái tốt ở Hà Nội, đường sá rộng rãi to hơn đường làng, xe cộ buôn bán tấp nập, người ở phố vui chơi, đời sống văn minh ra sao.

Bà Lý gật gù, nhà có hai thằng con trai, thằng cả trên tỉnh quản sổ sách buôn bán, thằng út cho đi học hành thành tài, được thế này quả là nở mày nở mặt với người ta. Âu cũng nhờ phúc phần tổ tiên các thánh cô phù hộ, bà Lý luôn miệng nói.

"Sẵn đây con về, nghỉ ngơi dăm hôm cho khoẻ khoắn. Nay mai mợ sắm sửa đồ, dẫn con đi lạy tạ Cô, cảm tạ phúc đức của cô che chở."

Lý Đế Nỗ gật nhẹ, vâng, mợ nói sao thì con nghe vậy.

Tốt nghiệp cầm được tấm bằng học vị danh giá, về đến nhà được mọi người quan tâm hỏi han, Đế Nỗ nói không vui, không hãnh diện thì là lừa mình dối người. Nhưng nói thì là vậy, thật sự trong lòng Đế Nỗ vẫn cảm giác có gì đó thiếu sót lắm, mà không rõ là gì.

Đúng hơn là ngay từ lúc đặt chân về đến ngõ nhà, Đế Nỗ đã dấy lên cái cảm giác quạnh quẽ. Cũng phải, Lý Đế Nỗ năm mười hai tuổi đã được ông bà Lý gửi lên Hà Nội cho học cao đẳng (¹), đi luôn hẳn mười năm ròng. Mấy năm đầu học ở Hà Nội, tết nhất còn mua vé tầu về nhà, Đế Nỗ học lên cao học được sang Phú Lang Sa năm năm trời. Cái sự học cứ gọi là đi biền biệt xa khỏi gia đình nhà cửa, làm sao tránh khỏi cảm giác thiếu vắng những điều thân thuộc?

Nohyuck | Tứ PhủNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ