"Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Gió trèo lên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nỗi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo."
- Tố Hữu -
Lịch sử nước ta là lịch sử của những năm kháng chiến giữ nước chống giặc, là "lịch sử thành văn trên mình ngựa". Trong bối cảnh chung khi ấy, hình ảnh những người lính Cụ Hồ đã được các nhà thơ đưa vào thơ ca với những lời thơ thật đẹp Là nhà thơ quân đội, Chính Hữu cũng đã có những bài thơ viết về những người lính Cụ Hồ mà trong đó phải kể đến bài thơ Đồng Chí được in trong tập thơ " Đầu súng trăng treo"- tập thơ đầu tay của ông viết về những người lính. Những câu thơ của ông đã làm sống dậy trong tâm hồn của mỗi chúng ta và những năm tháng hào hùng, gian khổ của ông cha ta thời chín năm kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng Chí.
Được ra đời vào năm 1948, sau chiến thắng Việt Bắc-Thu Đông. Có thể nói đây là bài thơ hay nhất của Chính Hữu viết về những người nông dân mặc áo lính trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cho đến nay bài thơ đã đi qua một chặng đường hơn nửa thế kỉ nhưng bài thơ vẫn làm sáng bừng nên những phẩm chất cao đẹp của người lính trong thời kì gian khổ ấy.
Tình đồng chí, tiếng gọi thiêng liêng ấy chính là cội nguồn sức mạnh để những người lính vượt qua khó khăn, gian khổ trên chiến trường và lập nên những chiến công chói lọi. Ngay từ những câu đầu bài thơ, nhà thơ đã lí giải nên cơ sở hình thành của thứ tình cảm thiêng liêng ấy:
"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau."
Hai câu đầu có cấu trúc song hành, đối xứng với nhau như lời thủ thỉ tâm tình của đôi bạn. Giọng nhỏ nhẹ, lời thơ hết sức mộc mạc. Đặc biệt, hai thành ngữ "nước mặn đồng chua" và "đất cày lên sỏi đá" đươc sử dụng một cách khéo léo, tài tình. Từ đó giúp ta hiểu được cội ngườn sâu xa của tình đồng chí chính là sự tương đồng cảnh ngộ. Người ra đi từ vùng đất nhiễm phèn nơi đồng bằng duyên hải, kẻ lại đến từ miền trung du cằn cỗi quanh năm. Tuy không đồng hương nhưng cả hai đều là những người dân cày lam lũ trên mảnh đất quê nghèo. Chính sự tương đồng ấy đã giúp họ thấu hiểu, đồng cảm với nhau hơn và trong phút chốc trở nên gần gũi, thân quen. Những câu thơ với ngôn từ giản dị , tự nhiên mà ại vô cùng sâu sắc. Nói "chẳng hẹn" nhưng thực ra là có hẹn, cái hẹn đó là sự gặp gỡ của lòng yêu nước, của khát khao đi tìm độc lập, tự do. Một cái hẹn không lời mà mang bao ý nghĩa cao cả sâu trong tâm hồn người lính. Họ vốn chẳng hẹn quen nhau nhưng lí tưởng chung của thời đại đã gắn kết họ lại với nhau dưới hang ngũ quân đội Cách Mạng. Ngay từ những ngày đầu dưới quân kì, anh với tôi đã gắn bó cùng nhau bởi mình đồng cảnh ngộ, nhưng xa hơn thế, tình đồng chí được hình thành từ những gì thiêng liêng nhất:
BẠN ĐANG ĐỌC
ngữ văn (9-12)
Poetrynày là văn tớ viết để ôn thi, có tham khảo từ nhiều nguồn. cũng khá lâu rồi nên tớ phải dọn máy bớt, xóa đi thì uổng quá nên gom hết lên đây hehe. nếu được hi vọng mí cậu feedback, chúc các cậu học tốt