3. Bàn kế sách

16 2 0
                                    

   Sau khi nghe Thái giám lên tiếng thì tất cả mọi người trong phòng điều im lặng chờ cho đến lượt mình đưa ra ý kiến

Thái giám: " Đầu tiên ta xin mời Thừa tướng đưa ra ý kiến "

Thừa Tướng: " Ta xin giới thiệu một chút vì thường ta sống ở một vùng quê an lành không có mặt nhiều tại kinh đô và sợ mọi người ở đây ít ai biết đến ta "
   " Ta tên là Mạc Liễu Bình là phụ thân của Mạc Ngọc Y " 

Mặc Lam Y: "*bất ngờ* Hả ? Đây không lẻ là người một mình xông pha ra chiến trường diệt hết tất cả quân địch được nói đến trong sách sao ? "

Mạc Liễu Bình: " Ừm chính là ta, nói xong ông còn nở một nụ cười với cô ta khiến người khác sợ hãi "

Mặc Lam Y: " Cô ta liền sợ hãi quay mặt sang chỗ khác rồi nghĩ thầm " chết rồi lúc nãy mình lỡ nói những lời khó nghe với Mạc Ngọc Y trước mặt ông ta, hy vọng ông ta sẽ không để bụng chuyện này " xong cô ta liền quay nở một nụ cười nhẹ nhàng "

Mặc Nhược Tư: " Ta nghe danh ngài đã lâu nay mới được gặp mặt, ngài đúng là khí chất bất phàm hơn trong sách miêu tả "

Mạc Liễu Bình: " Liền cười rồi sau đó đáp lại, đa tạ ngài quá khen rồi, sau đó ông liền điều chỉnh lại giọng nói, thần xin lỗi Bệ Hạ vì đã làm mất khá nhiều thời gian "

Hoàng Thượng:"  Không sao thời gian còn nhiều, nên Thừa Tướng hãy đưa ra ý kiến của mình đi "

   Mạc Liễu Bình:" Đa tạ Bệ Hạ không trách tội. Nói xong ông liền đưa ra ý kiến: "

" Theo thần thấy trước mắt rằng chúng ta rất có lợi thế về mặt địa hình tại vì đế quốc Sơn Khê của chúng ta nằm ở kế núi và có vị trí khá là hiểm trở, còn địch thì ở phía không có lợi về địa hình nên chắc chắn bọn chúng sẽ di chuyển qua hướng Đông của Sơn Khê vì nơi đó có khá nhiều quặng đá lớn có thể phục kích bất cứ lúc nào, và nếu chúng muốn tấn công lên chúng ta thì cần phải vượt qua sông Nguyệt Khiết nhưng ở dưới sông lại có những tảng đá ngầm và nước chảy rất siết không may bất cẩn rơi xuống thì không còn mạng để trở về, nên đợi chúng qua sông đến giữa khu vực đất liền chúng ta có thể phục kích sẵn ở trên vách núi chờ quân địch đi ngang sau đó bắn cung tên xuống sẽ làm quân địch sợ hãi và thiệt hại không ít, chắc chắn chúng sẽ rút về phía gần bờ sông để củng cố nghĩa quân, thần xin hết "

Hoàng Thượng: " Kế sách này của Thừa Tướng quả nhiên rất hay, các khanh có ai ý kiến gì không ? "

Mặc Nhược Tư: " Thần xin được ý kiến, nếu lỡ quân địch không đi qua hướng Đông Sơn Khê thì chẳng lẽ kế sách này của Mạc Liễu Bình là công cốc sao ? "

Mạc Liễu Bình: " Ta không sợ chúng đi hướng nào bởi vì ta có rất nhiều cách, ta chỉ sợ có người tiết lộ thông tin với quân địch mà thôi, ta nói đúng chứ Mặc Nhược Tư ? "

Mặc Nhược Tư: " * ông ta liền giật mình * sau đó trả lời, ý của ngài là sao không lẽ ngài nghĩ ta là phản đồ sao ? "

Mạc Liễu Bình: " Không ta không có ý đó Mặc Nhược Tư ngài nghĩ nhiều rồi đó ta chỉ nói thế thôi "

Hoàng Thượng: " Thôi được rồi, các người khác còn ai ý kiến không ? "

Tất cả mọi người ở đó đồng loạt nói: " Thần đồng ý với kế sách của Thừa Tướng "

Hoàng Thượng: " Vậy được cứ làm vậy đi, chuyện này ta giao cho Thừa Tướng đảm nhiệm, có thông tin gì khác thì ta sẽ nói cho các khanh sau cuộc hội nghị đến đây thôi "

Thái giám: " Cuộc hội nghị xin được kết thúc "
________________________________________

PHẦN THÊM CỦA TRUYỀN THUYẾT SÔNG NGUYỆT KHIẾT !
_________________________________________

'Nguyệt Khiết' là tên của một con sông bắt nguồn từ truyền thuyết lâu đời của người dân Sơn Khê
  Từ nhỏ, tôi đã được nghe kể về con sông này, có nhiều truyền thuyết, có lẻ không có cái nào là chính xác, nhưng lúc này tôi sẽ kể về cái truyền thuyết mà bà tôi thường kể cho tôi nhất: "Thời xưa, khi chưa xuất hiện chiến tranh, con sông ấy vẫn giữ được vẻ thanh niên khiết trong trẻo ấy, nó trong đến nổi tuy đáy của nó sâu nhưng vẫn có thể chiếu rọi được nơi ánh trăng đang cư ngụ. Người ta truyền miệng rằng, con sông được hình thành bởi nước mắt của mặt trăng từ thuở sơ khai". Nghe đến đây tôi bỗng cười phá lên và hỏi bà: Mặt trăng mà cũng khóc à?. Bà tôi chỉ cười hiền từ và trả lời câu hỏi của tôi 1 cách ôn tồn: "Chính vì điều khó tin đó nên mọi người mới không quan tâm đến nó. Cho đến một ngày dịch bệnh ô nhiễm làm ngôi làng gần con sông ấy đã gần như tử vong hết đại đa số nước uống lương thực không còn gì cả, nhưng vẫn còn một số người dân ít ỏi vẫn còn sống sót. Có thể vì quá khát nên họ mới ra con sông Nguyệt Khiết uống vài ngụm. Điều đáng ngạc nhiên có thể chính là con sông này. Nó không hề có sự ô nhiễm nào. Nó vẫn thanh khiết như những ngày đầu người ta phát hiện ra nó. Họ đã uống, uống thật nhiều cho đến khi hết bệnh hoàn toàn, họ cho rằng nước từ nước mắt của mặt trăng có thể chữa lành tất cả loại bệnh. Đúng quả là như vậy, họ đã uống nhiều, uống rất nhiều cho đến khi.... Họ tàn sát lẫn nhau trên con sông này. Một ai đó đã đồn rằng, uống nước sông mỗi ngày có thể bất tử và khỏe mạnh. Chính vì lí do vô lý ấy mà hàng trăm sinh mạng phải ra đi chỉ vì tranh giành nước sông. Rồi đến 1 ngày, nước không còn trong, trăng không còn sáng thì chỉ còn 1 người duy nhất sống sót. Tại lúc này, con sông không còn thanh khiết hay êm ắng nữa, mà chỉ còn lại dòng nước đục chảy siết và nỗi hận thù của người đã chết trên con sông này. Có thế những tảng đá ngầm dưới sâu không phải tự nhiên mà mọc lên, mà nó chính là sự hận thù của người dân đã chết..."
Và cho đến tận bây giờ, tuy con sông không còn thuần khiết như trước nữa, nhưng người dân vẫn gọi con sông này là sông Nguyệt Khiết. Có thể họ sợ 1 khi đổi tên sông có thể tạo ra tai ương. Vì theo tục lệ 1 khi con sông đã có tên thì bắt buộc không được đổi.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jul 08, 2023 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Chiến trường Sơn Khê Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ