2.

292 17 0
                                    

1.

Sau khi xuống máy bay, ngồi trên xe buýt của sân bay mười bốn phút, rồi lại tiếp tục ngồi trên tàu thêm một tiếng, tiếp đó lại phải chen chúc lên chiếc xe đưa đón liên tỉnh. Ba mươi lăm phút sau, cuối cùng tôi cũng đặt chân xuống thị trấn này.

Thị trấn vẫn như mười năm trước kia, nhưng cũng có những điều đã đổi thay.

Sau khi bước xuống bến xe cũ kỹ, tôi bắt một chiếc taxi, người tài xế mang giọng địa phương hỏi tôi muốn đi đâu.

Câu hỏi ấy khiến tôi sững sờ, đúng vậy, tôi phải đi đâu bây giờ?

"Vậy bác cứ đi quanh thị trấn cho cháu với."

Bác tài vô cùng nhiệt tình: "Cô gái, cháu ở thành phố về quê ăn Tết hả?"

Nơi này không còn nhà cho tôi nữa, cũng đã bao năm rồi. Nhưng vì phép lịch sự, tôi vẫn trả lời bác: "Vâng ạ."

Có lẽ bác tài cảm thấy tôi vừa lạnh lùng vừa kiêu ngạo nên cũng không nói chuyện nữa, chỉ chuyên tâm lái xe.

Tôi đã rời khỏi thị trấn mười năm rồi, cũng đã đi qua một phần ba tuổi đời của mình, không nghĩ rằng sẽ có một ngày tôi lại quay về nơi đây.

Có lẽ vì đang dần già đi nên tôi bắt đầu nhớ về những chuyện thuở xưa.

New York không có tết âm lịch, vì vậy cũng không có ngày nghỉ, chỉ là tôi xin nghỉ phép để về.

Trước khi lên máy bay mẹ vẫn còn càm ràm: "Nếu biết trước con phải về nhà tảo mộ thì bố mẹ đã giữ lại nhà cũ rồi, để con về còn có chỗ mà ở."

Nếu biết trước? Nếu biết trước mười năm sau tôi vẫn chìm trong hối hận thì tôi đã không theo bố mẹ đi định cư ở Mỹ ngay từ đầu rồi. Tôi sẽ ở lại căn nhà cũ, mỗi khi Tết đến còn có thể đi thăm mộ ông bà nội.

Nhưng, mọi chuyện đã không thể quay về như lúc ban đầu được nữa rồi.

Không biết thời gian đã trôi đi bao lâu, bác tài xế tốt bụng nhắc nhở: "Cô gái, đi thế này sẽ hết ba mươi tệ đấy."

"Vậy bác đến khu phố cổ cho cháu với."

"Được."

Phố cổ, đây là khu phố có tuổi đời già nhất ở thị trấn, hôm nay đến sợ là vẫn tịch mịch như xưa, nghe nói mọi người ở thị trấn đã tập trung phát triển hết ở phía đông rồi.

Sau khi xuống xe, đúng như dự đoán, dù đã là hai mươi tám tết rồi nhưng khu phố này vẫn vắng tanh, chỉ còn những cửa hàng lâu đời là có người qua lại.

Tôi kéo vali đi trên con đường lát đá xanh, mỗi bước chân đặt xuống là một kỷ niệm ùa về, từng khoảnh khắc trong quá khứ như đang ôm tôi vào lòng.

Đi một trăm mét rồi rẽ trái, tiếp tục đi thêm ba sáu mét nữa là đến được địa điểm nằm trong mục đích chuyến đi của tôi, nhưng cũng đã thành cảnh còn người mất từ lâu rồi.

Thực ra thì tôi hiểu rõ một điều, nếu không phải do tôi cố ý quấy phá thì dù thị trấn này có nhỏ thế nào đi chăng nữa, chúng tôi cũng sẽ không bao giờ xảy ra chuyện vô tình chạm mặt.

Nhưng tâm can này nhớ anh quá đỗi, chỉ cần được lướt qua thôi là tốt rồi.

Chỉ là một trăm mét nhưng lại mang đến cảm giác tôi đã đi qua được một trăm năm trời, còn khó chịu hơn cả việc đi bằng tay gấp trăm lần.

Tôi hít một hơi thật sâu rồi quay đầu nhìn sang bên trái.

Ồ, phố cũ cũng có sự thay đổi rồi.

Cả một hàng người đang xếp hàng trước cửa tiệm bán hạt dưa lâu đời, làm ăn như thế này là vô cùng phát đạt.

Đi bộ thêm khoảng ba mươi mét, chân tôi đã không thể nhấc lên được nữa. Đập vào mắt tôi là hình ảnh người đàn ông vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí tôi suốt mười năm trời.

Chưa bao giờ tôi nghĩ rằng cảnh tượng hai người gặp lại sẽ nực cười đến thế.

Anh mặc một chiếc áo khoác màu xanh dương, trên người đeo tạp dề màu đỏ, anh đang mỉm cười cân dưa cho khách hàng, động tác vẫn lưu loát tựa như mười năm trước.

Anh, đây gọi là cha truyền con nối sao?

Ngay cả ở một nơi xập xệ như này, anh vẫn là chàng trai ở độ tuổi thanh xuân rực rỡ trong ký ức của tôi.

Điều duy nhất thay đổi, ấy chính là đôi mắt, chân mày của anh đã phai đi những thẹn thùng nhút nhát của tuổi xuân, thay thế bằng sự chững chạc của một người đàn ông trưởng thành. Có lẽ đứng bán hạt dưa nhiều năm như vậy, khói lửa đã tôi luyện nên con người anh.

Tôi cứ lẳng lặng đứng một chỗ đến khi hàng người đang đứng chờ không còn ai nữa, tôi mới có dũng khí bước về phía anh.

Khách hàng rời đi, khu phố lại rơi vào tĩnh lặng.

Bốn bánh xe từ vali đi trên nền đá tạo nên những tiếng vang thanh thúy, tôi vẫn cúi đầu như ban đầu, nhưng tôi biết rằng anh chắc chắn đã nhìn thấy tôi.

Đợi một lúc lâu cũng không có người chào hàng, khi tôi ngẩng đầu lên mới phát hiện người bán hàng đã rời vào bên trong.

Hết duyên hết phận, dù có ở trước mặt cũng chẳng thể gặp được nhau.

Tôi dùng giọng nói mà tôi phải mất mười năm mới học được: "Ông chủ, tôi đến mua hạt dưa."

Thật ra thì thanh âm này vẫn mang theo run rẩy không thể kìm nén.

Chưa tới nửa phút, ai đó đã bước ra.

jimin, cuối cùng chúng ta cũng gặp nhau rồi.

Vẻ mặt anh không hề mang theo xúc động hay vui vẻ như tôi mong đợi, thậm chí kinh ngạc cũng không. Tựa như anh chỉ đang nhìn một người khách đến mua hạt dưa bình thường, ánh mắt anh không gợn chút sóng nào.

Chẳng lẽ anh không nhận ra tôi?

Là người bán hàng, câu đầu tiên anh hỏi cô: "Cô ăn vị gì, mua bao nhiêu tiền?"

"Vẫn như cũ." Trước kia mỗi lần tôi đến đây mua hạt dưa đều là vị truyền thống, hai đồng một gói.

Anh khẽ nhíu mày: "Khách quen của cửa hàng nhiều quá, trí nhớ tôi lại kém, không nhớ nổi." Tuy lời nói ra như một câu xin lỗi nhưng giọng nói của anh không có gì gọi là áy náy cả, chỉ có sự lạnh lùng ngập tràn.

"Vị truyền thống!" Tôi giấu đi tủi thân trong lòng, còn hơi bực mình mà trả lời anh.

Cơ bản là anh cũng không thèm phản ứng lại với tôi, thành thục cầm túi giấy múc một ít hạt dưa, rồi đặt túi lên cân điện tử: "Muốn mua bao nhiêu tiền?"

Anh muốn kiếm tiền đến điên rồi, tôi không tin rằng anh thật sự quên tôi!

Tôi giận điên lên mà nói với anh: "Hai đồng!"

Kết quả là anh ném luôn cái túi đang đặt trên cân điện tử xuống, quay đầu rời đi. Có lẽ anh đang chê tôi mua ít quá, không đáng để anh phải động tay vào.

Anh quay vào trong cửa hàng mà nói to: "Con trai, ra ngoài bán hàng cho bố!"

"Con tới đây!" Giọng nói của bé trai truyền tới vang dội.

Cả người tôi ngơ ngẩn, gió bắc rét mướt như tràn vào cổ tôi, hơi lạnh truyền qua từng kẽ tay, rồi lan vào tận tâm can, còn mang đến nỗi đau day dứt khôn nguôi.

Không phải nói, anh còn chưa kết hôn sao? Tại sao con trai anh lại lớn như này rồi?

Chẳng lẽ bạn học không đành lòng để tôi phải chịu tổn thương nên mới thốt ra lời nói dối thiện ý à, chắc là vậy rồi.

Tôi chật vật muốn xoay người rời đi, nhưng giọng nói trong trẻo non nớt đã vang lên: "Cô ơi, cô muốn mua gì ạ?"

Sương mù giăng kín mắt tôi, nhưng tôi vẫn thấy rõ dáng vẻ của cậu bé, khoảng chừng bảy, tám tuổi, cũng phải giống Jimin đến bốn, năm phần.

Tôi lấy tay gạt đi giọt lệ vương trên khóe mắt: "Xin lỗi, cô quên mang tiền mất rồi, lần sau cô đến mua vậy."

Tôi kéo vali rời đi như một kẻ trốn chạy.

Cứ lững thững trên đường không mang theo mục đích, tôi không biết mình phải làm gì, phải đi đâu bây giờ. Thì ra anh đã có cuộc sống của chính mình, có gia đình, có vợ, có con trai. Vì vậy, thanh xuân ấy, tuổi trẻ ấy đã bị lãng quên rồi, vào một khoảnh khắc bất ngờ chẳng hề hay biết.

Đàn ông đều là những người sống thực tế, chỉ có mình tôi là vẫn sống trong cái tình yêu màu hồng kiểu cách dù tuổi của tôi thì đã lớn lắm rồi, cứ luôn cho rằng hai người chia xa nhiều năm như vậy, người ấy vẫn sẽ đứng mãi ở chốn cũ chờ tôi quay về.

Lau vội nước mắt, tìm nhanh một khách sạn, rồi lại đi ra ngoài mua một bó hoa tươi đi thăm mộ ông bà nội.

Sau khi di dân đến Mỹ, tôi chưa lần nào về đây với ông bà, đúng là một đứa cháu bất hiếu.

Không nghĩ rằng có người lại đến trước cả tôi, đặt trên mộ ông bà bó hoa tươi thắm dù hoa đã bị gió lạnh làm cho cứng lại, nhưng vẫn còn mới lắm. Rốt cuộc là ai thế này?

Dù sao cũng không phải người nhà, vì bác tôi và cô tôi đều sống ở Bắc Kinh, gia đình bọn họ cũng chỉ về quê tảo mộ ông bà vào tiết thanh minh. Bây giờ nhà bác với nhà cô đang ở New York với gia đình tôi rồi, chắc chắn không có thời gian đến đây. Chẳng lẽ là họ hàng ở phương xa?

Tôi cũng không xoắn xuýt nghĩ về điều này nữa, có người đến thăm ông bà tôi, vậy là tốt rồi.

Tôi ở lại nói chuyện với bà rất nhiều.

Nói với bà rằng, chắc tôi phải kết hôn thôi, vì nơi này không còn gì để lưu luyến nữa rồi. Tìm một người thích hợp với bản thân rồi kết hôn sống qua ngày, tầm tuổi của tôi bây giờ mà ở trong nước thì người ta đã gọi là gái già.

Tâm sự với bà nhiều chuyện, tâm trạng cũng tốt lên nhiều. Sắc trời dần chuyển tối, tôi mới quyết định đứng dậy rời đi, trở lại nơi đây lần nữa, không biết khi ấy đã là tháng năm nào.

Thị trấn những ngày trước Tết vẫn luôn náo nhiệt như thời cũ. Tôi đi loanh quanh trong siêu thi rồi đi đến showroom ô tô, lại ngắm nhìn những chiếc đỗ bên lề đường. Người người qua đường trong niềm hân hoan hạnh phúc, chỉ có mình tôi ở lại với tịch mịch đơn côi.

Tôi ăn qua loa bữa tối rồi lại quay về khách sạn nghỉ ngơi.

Mở khóa vali mang bên người, trong ấy đều là quá khứ của tôi. Tôi không mang nhiều quần áo, vali chỉ chất chứa những điều nhỏ nhặt thuộc về những ngày tháng cũ xưa, tôi muốn mượn những thứ này để đổi lấy sự tha thứ của anh, đổi lấy sự quay lại của một người đã từng thuộc về tôi.

Thì ra mọi thứ trên thế gian này đều có hạn sử dụng, hết hạn rồi, mấy ai còn cảm thấy yêu thích không buông?

Tôi lấy ra bộ đồng phục thời học sinh của mình, sau lưng chiếc áo trắng chi chít những vết mực không nỡ nhìn, đây đều là kiệt tác của anh.

Từ đầu năm lớp mười đến năm lớp mười một, trước khi phải chia lớp thì tôi đều ngồi trước mặt anh. Tôi vẫn cho rằng chúng tôi có duyên có phận với nhau, thì ra duyên phận đến quá sớm cũng không phải là chuyện may mắn tốt đẹp gì.

Thành tích của anh không tốt, lại hay gây sự, đặc biệt thích đùa dai, anh còn không cho phép tôi được dựa lưng vào bàn anh.

Lần nào anh cũng lấy bút bi để bảo kê cho sách vở của mình, chỉ cần tôi hơi tựa vào bàn anh thôi là đồng phục của tôi đã không thể tránh thoát khỏi kiếp nạn. Những vết bút bi anh vẽ lên lưng áo tôi ấy, có giặt biết bao nhiêu lần cũng không thể sạch nổi.

Mỗi lần anh làm tôi phát điên thì tôi sẽ quay người ném hết sách vở của anh xuống đất cho đến khi hả giận thì thôi.

Mà anh lại là người không bao giờ chịu thua, những lần như vậy anh sẽ luôn trừng mắt đòi nợ tôi, trong giờ tự học thì sẽ giật đuôi sam của tôi, có lúc còn cài cả bút chì lên tóc tôi.

Những vết tích của thời thanh xuân bất diệt ấy, bây giờ chỉ còn mình tôi nhớ mãi.

Lại lấy ra một tập giấy từ trong vali, đây đều là "thư tình" anh gửi cho tôi, trong giờ học khi nào chúng tôi cũng truyền tin bằng mấy mẩu giấy nhỏ cho nhau.

Bây giờ đọc lại, đúng là hồi đấy nhạt nhẽo thật, cũng không thú vị chút nào, vậy mà khi ấy chúng tôi cứ truyền những mảnh giấy đi như vậy mà không biết mệt, cứ căn lúc thầy đang giảng bài không chú ý tới là chúng tôi lại gửi một mẩu giấy cho nhau.

Những mảnh giấy này đều được xé ra từ vở bài tập, nhiều khi còn là giấy thi, nhưng dù sao anh cũng không viết bao giờ nên xé hết trang này đến trang khác để viết thư tình. Trong từng mảnh giấy cũng chỉ có vài lời thôi, chưa bao giờ anh viết qua mười câu cả. Những mảnh giấy này, đều là "gia vị" nêm vào trong từng ấy năm học tập đầy khô khan của tôi.

[Cậu có thấy mấy vết xước ở khóe mắt thầy Do-hyun không, chắc chắn tối qua thầy bị vợ đánh rồi.] Do-hyun là thầy dạy đại số lớp tôi, là ví dụ điển hình cho mẫu người giáo viên nghiêm khắc.

[Jihyo lại bắt đầu bài ca rồi đấy, cậu thấy thầy ấy có bị khát nước không?] Jihyo là thầy giáo viên dạy lịch sử của tôi hồi lớp mười,  khi giảng bài lĩnh vực thầy am hiểu nhất là nói về dã sử (*)

(*) Dã sử là ký ức lịch sử được lưu truyền trong dân gian. Từ điển Tiếng Việt 1992, định nghĩa dã sử là: "Lịch sử ghi chép những chuyện lưu truyền trong dân gian, do tư nhân viết, phân biệt với chính sử". Nội dung có liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử.

[Tan học tớ phải đi chơi bóng rổ, cậu nhớ cầm cặp sách của tớ theo đấy rồi nhớ làm bài tập để tớ chép nữa.]

[Chốc nữa tớ chọc lưng cậu thì cậu phải để tay xuống gầm bàn tớ đấy, tớ vừa bóc một đống hạt dưa cho cậu xong.]

Thì ra lại có nhiều mảnh giấy như vậy, mỗi khi đọc lại, nước mắt cứ bất giác tuôn rơi. Đã từng là những ấm áp ngập tràn, cuối cùng lại không thuộc về tôi.

Anh đã có tình yêu của đời mình, có vợ, có con trai, cũng không còn phần nào dư thừa dành cho tôi, những vị trí từng là của tôi ngày nào, giờ đã bị thay thế hết rồi.

Những năm gần đây, không phải tôi không nghĩ đến chuyện yêu đương mà là tôi không tìm lại được cảm xúc thanh thuần thuở ban đầu, vì vậy những chuyện tình yêu đang chuẩn bị nở rộ thì đã bị kẻ vô lương tâm là tôi đây bóp chết ngay từ đầu.

Tôi cứ nghĩ rằng chỉ cần tôi cố gắng thì nhất định tôi sẽ buông bỏ được tình cảm này. Vậy mà giờ đây, đôi chân này đã đi qua biết bao địa điểm, ngắm qua biết bao phong cảnh đẹp đẽ, nhưng nơi đẹp nhất vẫn là cái thị trấn nhỏ này.

Ngay khi tôi bật khóc nức nở, mũi đỏ cả lên thì căn phòng vang lên tiếng gõ cửa, tôi cũng không để ý đến, tưởng rằng người khác gõ nhầm.

Nhưng khi thanh âm ngoài cửa vẫn tiếp tục vang lên thì tôi đã ngừng sụt sịt, vểnh tai để nghe rõ động tĩnh bên ngoài. Đã muộn lắm rồi, vậy mà còn người nào muốn đến tìm tôi thế này?

BangPinkNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ