Rừng Tân Lập chẳng còn mấy cây sống được đến hai đời. Cây duối già luôn miệng phàn nàn, tiếc thân cho thời huy hoàng của đại ngàn. Rừng Tân Lập bây giờ chỉ chỉ chít, chen chúc đám bạch đàn ưỡn mình huếch hoắc. Chúng vươn những thân trai trước gió vi vu, dòm xuống duối già:
- Cụ duối ơi! Vươn cao như chúng cháu nào! Sao cụ cứ lầm lũi thế kia?
Duối già không trả lời, cắm mặt rễ luồn bò sâu dưới đất. Đám bạch đàn trai trẻ kia đâu biết đại ngàn xưa chen vai thích cánh những lim, de, sến, táu...lừng lững bao đời. Khi ấy, duối chỉ nhỏ nhoi, lè tè ngang với tầng cây bụi, luôn ngước lên ngưỡng mộ những cổ thụ của rừng già. Dưới bóng rợp, vòng ôm của ngàn ngàn, lớp lớp bậc đàn anh cor thụ, duối thấy ấm áp và hãnh diện vô cùng, dẫu biết giá trị của mình chẳng đáng là bao. Con người đã băng rừng cướp đi lim, de, sến, táu... về phục vụ cuộc sống thường ngày, trơ lại thân duối vì không làm nên trò trống, chỉ biết chắt lộc cằn đơm thứ quả vàng chín ngọt lí ti cho lũ trẻ chăn trâu đỡ cơn khát giữa rừng.
Một ngày kia, duối run lên, ớn lạnh khi thấy đứa trẻ chăn trâu quen thuộc dắt theo mấy người đàn ông cầm thuổng, cầm rìu. "Cậu bé ơi! Cậu nỡ lòng nào..."
- Đây, các chú bứng nó đi! Trả tiền công để cháu đi mua lê, táo! Cháu ngấy cái quả duối bé tẹo, nhạt phèo này rồi!
Duối già được nâng niu đưa về phố , ngự trong góc khuôn viên biệt thự một nhà giàu. Duối chẳng bao giờ ra quả nữa. Ai đến chơi cũng tấm tắc khen Duối buồn chẳng biết cắm rễ bò vào đâu. Đất ở phố thị không như đất trên rừng.--------
Cây duối:
Cây lim:
Cây de: mik tìm ra cây dẻ
Cây sến:
Cây táu:
Thuổng:
Rìu:
Cây bạch đàn:
BẠN ĐANG ĐỌC
Hoa của núi hương của rừng
AdventureLời Mở Đầu Trên rừng có nhiều loại cây quả tưởng như không tên mà lại ăn được. Người lớn có khi chẳng nhớ đâu, chỉ có trẻ con với tuổi thơ người niền núi là nhớ. Bao nhiêu là kỉ niệm, bao nhiêu huyền thoại kì bí quanh các loài cây quả, quanh các sự...