Chương 7: Cuối cùng, xin lỗi

652 80 20
                                    

Cuối cùng, xin lỗi em

......

Nhiều học sinh học kịch rất ghen tị với Bạch Mão Sinh.

Con nhà người ta được học vỡ lòng với máy ghi âm, TV cùng những tay mơ, diễn viên nghiệp dư và người nhà, còn Bạch Mão Sinh, khi cổ họng vẫn chưa phát triển hoàn toàn đã được học từ Vương Lê - người suýt chút nữa đã "hoa mai nở lần hai" trong sự nghiệp.

Hoa mai nở lần hai ấy cũng đã nở một bông hoa, nên với tư cách là diễn viên trụ cột hạng nhất kiêm phó đoàn trưởng đoàn Việt kịch thành phố, đại biểu Quốc hội và uỷ viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, các vở kịch của Vương Lê đều rất ăn khách, thậm chí tiếng hò reo vang mãi tận Thượng Hải và Hàng Châu.

Tuy mọi người đều đang kiếm tiền và nhân tài hí kịch đang dần lụi tàn, nhưng nếu đến trường Hí khúc Bách Châu hoặc chọn trong đoàn kịch cẩn thận, một côn sinh* nổi tiếng như Vương Lê vẫn có thể chọn những mầm giống tốt làm học sinh. Bất ngờ thay, Vương Lê lại đưa một cô bé sáu, bảy tuổi là Bạch Mão Sinh vào đoàn kịch, tranh thủ dạy cô bé vào thời gian buổi chiều sau khi tan làm.

*Côn sinh (坤生): Là diễn viên nữ đóng vai nam. Ngược lại, có can đán (乾旦) là diễn viên nam đóng vai nữ trên sân khấu hí kịch.

Cô bé xinh xắn, đôi mắt long lanh rất có hồn nhưng lại rụt rè nhát gan, mới đầu cô bé chỉ ngồi xổm trong góc phòng tập không nói câu nào, Vương Lê bưng tách trà chậm rãi hớp, sau đó nói: "Con không chịu học? Thế thôi, về nhà học đi."

Bạch Mão Sinh đứng dậy, trong khi tay chân không biết nên đặt lên đâu, cô bé đột nhiên bám lấy tấm rèm bên cạnh, hát một đoạn "Kim tiêu thành toàn ân nghĩa phối" trong "Tây Sương Ký", ban đầu, thật quái lạ, cô bé càng hát càng to hơn, trong trẻo và du dương, giọng điệu ngâm chữ mang cảm giác ngọt ngào thanh thoát, biết vô thức đè tiết tấu khi hát đến "Tương tư mù quáng đến cùng vẫn khổ tận cam lai".

Vương Lê nhìn chằm chằm Bạch Mão Sinh cho đến khi hát xong, không nhìn ra chiều sâu cảm xúc trong ánh mắt ra sao. Cuối cùng, cô nhìn tấm rèm đã bị kéo xuống một nửa và rũ xuống sàn, hỏi: "Còn biết hát gì nữa?"

"Còn có 'Trâm Ngọc Tím', 'Lương Chúc', 'Bàn Thê Tác Thê..." Bạch Mão Sinh cúi đầu gãi mặt, duỗi tay đếm ca đoạn, cô thường nghe mẹ Triệu Lan hát đủ các ca đoạn, thế là quen tai, bất giác chỉ cần mở miệng cũng có thể hát. Trong đó có "Tây Sương Ký" là được nghe nhiều nhất.

"Sư phụ là hát sinh, con cũng sẵn lòng học?"

"Sẵn lòng." Nghe khí thế này, Vương Lê nhận thấy cô bé có phần nóng lòng.

Vương Lê bước tới trước mặt cô bé, ngắm nhìn một lúc: "Quả là một nhân tài hát sinh."

Bạch Mão Sinh bắt đầu với những kiến thức cơ bản như tập xoạc, tập võ hí, dần dần học đến cử chỉ và ánh mắt, đồng thời luyện tập cách vận dụng hơi thở và đóng mở giọng với Vương Lê. Nếu có người trong nghề đi ngang qua, cô sẽ dừng lại quan sát một lúc, nói: "Cô Vương à, cô dạy còn chuẩn hơn trong Trường Hí khúc."

[BHTT] Xa Gần Cao Thấp (P1) - Bán Thổ VânNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ