tâm trạng của Kiều trong Trao Duyên

4.8K 11 0
                                    

    Trao duyên là đoạn thơ có ý nghĩa đặc biệt trong Truyện Kiều.Đó là một trong những đoạn thơ mở đầu cho bi kịch cuộc đời,bi kịch tình yêu mà Thúy Kiều phải gánh chịu.Vì chữ hiếu,nàng đành phải chi tay môi tình đầu vừa chớm nở với Kim Trọng để chấp nhận về làm vợ Mã Giám Sinh. Đêm trước khi ra đi, Kiều bồi hồi thương cho Kim Trọng và tìm cách trả nghĩa cho chàng. Không còn cách nào khác, nàng đau đớn nhờ em mình là Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

     Nếu nói Nguyễn Du là nói đến nghệ sĩ tài hoa bậc thầy về miêu tả tâm lí nhân vật thì đoạn này là đoạn xuất sắc nhất. Tâm trạng Kiều dường như toát ra cả dáng ngồi ủ rủ. Bên ngọn dầu leo lét, hình bóng nàng trông nhỏ nhoi đến tội nghiệp. Không một tiếng thở than nhưng còn hơn vạn lời, sự độc thoại ko lời ấy đã tuôn thành dòng lệ nghẹn ngào cay đắng và bất lực:

      Thương cho bản thân mình là một,nàng thương cho Kim Trọng đến hai và tự nhận lỗi về mình

      Chính vì thế,lựa chọn cách trao duyên lại cho em, với Kiều là trọn vẹn nhất. Thế nhưng mở lời nhờ em như thế nào đây? Thật là khó cho Kiều! Tuy nhiên càng khó mở lời bao nhiêu thì ta càng nhận ra sự sắc sảo, khéo léo của nàng bấy nhiêu. Nàng đã lực chọn cách nói mà Thuy Vân ko thể nào từ chối đc:

“Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

       Ta nhận thấy hai từ rất đáng giá là “cậy” và “chịu”. Tại sao ko dùng “ nhờ “ và “ nhận? Ngoài lí do thanh điệu “trắc”, gây điểm nhấn thì hai từ trên có sắc thái biểu cảm rất cao. Từ “cậy”  bao hàm cả sự tin tưởng, gửi gắm và cả ý hi vọng chỉ có mình em mới giúp được cho chị. Từ “chịu” lời mang ý nghĩa bắt buộc, hơn nữa Kiều như ngầm nói rằng mình hiểu đc nỗi khó xử của em, hiểu rằng em sẽ chịu thiệt thòi khi giúp mình. Song song với lời nói cử chỉ Kiều yêu cầu Thúy Vân ngồi lên cho chị “lạy” rồi mới “thưa”. Đó là lễ nghi trang nghiêm,trịnh trọng. Thử hỏi ai ở hoàn cảnh Vân mà từ chối đc?

       Hai câu thơ cho thấy Kiều vừa khẩn khoản, vừa tha thiết, vừa như đặt cả niềm tin, hi vọng vào Thuý Vân và đặt Vân trong mối quan hệ bình đẳng, ngang hàng. Chỉ có Thúy Vân mới có khả  nhận lời gửi gắm, chỉ có 1 thời điểm gửi gắm, gửi gắm tài sản duy nhất, hi vọng cuối cùng của người sắp ra đi. Đằng sau những lời nói tha thiết, cách mở lời trân trọng, ta nhận thấy Thúy Kiều quả ko hổ danh là trang quốc sắc thiên hương mà tài mạo hơn người. Hơn thế nữa, ở Kiều còn toát lên 1 nhân phẩm cao quý. Nàng thà chịu hy sinh tuổi thanh xuân của mình còn hơn nhìn gia đình tan đàn xẻ nghé. Đứng trước những tai ương, nàng đắn đó cân nhắc. Và rồi ngậm ngùi chấp nhận thua thiệt vì 1 đạo lí ở đời mà Kiều thông suốt:

:

“Duyên hội ngộ đức cù lao,

Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn.

Nhớ lời thệ hải minh sơn,

Làm con trước phải đền ơn sinh thành.”

       Trong nỗi đau đớn, Kiều cố gắng phân bày cho Thúy Vân về tình cảm trong mình:

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 10, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

tâm trạng của Kiều trong Trao DuyênNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ