THE PRESENT DAY planner đã "CỨU" MÌNH KHỎI BỎ HỌC Tiến sĩ như thế nào?
Còn 3 ngày nữa cuốn sổ hiệu năng The Present Day sẽ mở pre-order ở Việt Nam. Trong dịp này, mình muốn kể một câu chuyện đã từ lâu mình luôn giữ kín—câu chuyện mình suýt bỏ học và tình cờ tạo ra The Present Day planner.
—
Ngày này 5 năm về trước, mình đang ôm bụng bầu 6 tháng; vừa viết luận án tốt nghiệp tiến sĩ, vừa đi làm bán thời gian để trang trải cuộc sống và vừa rải đơn tìm việc khắp nơi trên nước Mỹ. Có những lúc, mình tưởng chừng như...sắp chết.
Giữa những buổi sáng nôn ói vì ốm nghén và buổi đêm choàng dậy vì lo âu, trong ngày, mình không tài nào tập trung nổi vào đề tài nghiên cứu. Luôn có điều gì đó lôi kéo mình ra khỏi bàn làm việc, nhưng tới khi vượt khỏi cơn trì hoãn để ngồi xuống làm thì đầu óc lại trở nên trống rỗng, không biết phải bắt đầu từ đâu.
Mình tìm cách vận dụng các phương pháp làm việc hiệu quả trước đây, từ những ứng dụng hiện đại tới những cuốn sổ ghi chép đắt tiền, nhưng hết thảy đều vô ích. Trở ngại mình đang phải đối diện khi ấy quá phức tạp so với khả năng của những công cụ thông thường. Không có công cụ nào vừa đủ mạnh mẽ để thúc đẩy mình tập trung cao độ trong thời gian dài mà vừa đủ nhẹ nhàng để động viên mình mỗi khi mình mất động lực. Mình thực sự bế tắc.
Một buổi sáng sau đêm dài mất ngủ, mình viết một bức thư cho giáo sư hướng dẫn, đề đạt nguyện vọng bảo lưu chương trình Tiến sĩ, ngừng làm đề tài tốt nghiệp. Nói cách khác, mình bỏ cuộc!
Mình in bức thư ra, kẹp vào một cuốn sổ tay, rồi bắt xe buýt lên trường gặp thầy. Trên chuyến xe, mình giở bức thư ra nhiều lần, đọc lại từng dòng và lẩm nhẩm hàng ngàn lần câu nói: "Em xin lỗi thầy, nhưng...". Thế rồi, đột nhiên, mình chú ý tới trang sổ kẹp bức thư. Đó là một trang sổ hướng dẫn cách làm việc hiệu quả, cuối trang là câu hỏi: "Trong thang điểm 1-10, hãy chấm xem hôm nay bạn đạt hiệu năng được mấy điểm?" Mình giận tím mặt. Máu trong người như sôi lên. Cuốn sổ đó cứ như đang tạo áp lực, phán xét, trêu ngươi mình!
Nhưng! Cũng chính thời khắc đó, mình chợt nghĩ: "Tại sao không sử dụng chính kiến thức chuyên môn của mình về giáo dục học để tạo ra một cuốn sổ hiệu năng "con người" hơn, cân bằng hơn, có tính ứng dụng cao hơn???" Nghĩ vậy, mình lật úp bức thư xin nghỉ học xuống và dùng trang trắng phía sau để vẽ những layout đầu tiên cho một cuốn sổ hiệu năng "trong mơ".
Cứ như vậy, chuyến xe buýt hôm đó đến trường rồi vòng lại về nhà mình tới vài lượt, mình vẫn ngồi một chỗ mải miết vẽ. Khi xe buýt dừng hẳn để tài xế đổi ca, mình mới bước xuống. Vừa bước ra ngoài, mình đã thấy như được "hồi sinh". Quên hẳn việc định bỏ học, mình chạy như bay về nhà để bắt đầu thực hành ngay với công cụ mới tự chế của mình.
Đó là những nét thiết kế nguyên thuỷ của The Present Day planner, vào đúng ngày này, 5 năm về trước.
—
Lướt nhanh tới hiện tại, mình đã tốt nghiệp Tiến sĩ với hai ngành kép và trở thành Phó giáo sư bậc một (Assistant Professor) tại một trường đại học lớn tại Mỹ. Luận án tốt nghiệp mà mình trầy trật vừa ôm bụng bầu (sau đó là địu con trước ngực) vừa viết được Giải thưởng Luận án xuất sắc nhất trong năm. Những năm cuối của chương trình Tiến sĩ, mình vừa trông con nhỏ, vừa làm toàn thời gian, vừa chèo chống gia đình trước sóng gió đại dịch, nhưng mình cảm thấy bớt áp lực hơn hẳn những năm trước đó. Thời gian làm việc của mình giảm xuống tới 50-70% nhưng hiệu quả công việc thì tăng gấp 10 lần—minh chứng bằng 10 nghiên cứu của mình được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế trước khi ra trường—một thành quả mà trước đây có nằm mơ mình cũng không dám nghĩ đến.
Nhưng cụ thể, điểm đặc biệt của cuốn sổ này là gì? Tại sao một cuốn sổ nhỏ bé có thể tạo ra sự chuyển đổi lớn như vậy đối với mình (và nhiều người khác từng thử nghiệm sổ mẫu)? Nền tảng khoa học bên trong cuốn sổ này như thế nào?
Hãy quay lại đây để đọc bài viết tiếp theo của mình trong ngày mai để xem công bố lần đầu thiết kế của The Present Day nhé!
Bạn có thể đọc tổng hợp các cập nhật trước về sổ ở đây:
Be present,