" Tía đi à nghen "
" Dạ tía đi "
Thy ngoảnh mặt nhìn bóng lưng cha khuất dần, cô dậy từ sáng sớm nấu cơm, sau khi Miên mất, căn nhà này bỗng im bặt đi. Nhưng dẫu sao, người anh bệnh nặng vẫn cần chăm sóc, cha má cũng già cả rồi, các em thì còn nhỏ quá, Thy ráng gượng quên đi.
Vốn dĩ cái nhà ông Tư này đã nghèo, giờ đây còn nghèo hơn. Cả gia đình chỉ biết dựa vào nghề nông làm ăn, mùa này khô hạn, lúa thu về cũng ít hơn nhiều, chưa kể số nợ mà nhà ông vay mượn từ bà hội đồng vẫn chưa trả hết.
" Ước chi giờ được về lại Cà Mau ha "
Thy nhớ nơi Cà Mau, cô nhớ rừng U Minh, nhớ cái nghề lấy mật của người dân nơi đó. Những ngày đó bình yên lắm, không tiền bạc, không địa vị, nhưng có những tiếng cười lũ trẻ đùa vui, có dòng kênh dài đằng đẵng, có con ghe nhỏ đậu bên bờ. Nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả, nó mang đi người mẹ cùng câu hò ru con, mang đi người chiến sĩ miền Nam, mang đi những giấc mơ trưa trên võng.
" Thy "
" Hả tao đây "
" Mày sao rồi, chuyện gì mặt ỉu xìu vậy? "
" Không biết nữa, tao nhớ Cà Mau quá! "
" Ừm, ráng đi "
" Tao biết rồi "
" Má mày khoẻ chưa? "
" Má tao...mất rồi "
Ánh sững người, nhớ mấy hôm trước, má Thy còn qua nhà cô thăm, mà sao...
" Má tao mới mất hổm rài, bọn lính nó bắt đi, bọn nó tưởng má tao tình báo nên tóm lại lấy lời khai, nghe bà con kể lại bọn nó cho má tao coi gì á, nghĩ má tao biết chữ chắc. Không có lấy được cái đem đi bỏ đói, má tao nhịn chục ngày, chưa kể bị hành nữa, cái má không chịu nổi mất luôn rồi "
" Trời đất, sao ác ôn quá vậy, còn hai mày nào định đem lên viện? "
" Lên Sài Gòn có được đâu, kiếm đâu ra tiền mày ơi, lên đó chữa mất tiền đi lại, viện phí rồi tùm lum à, nhà tao đâu đủ tiền, đến miếng rau còn không có nữa, tao nhịn mấy nay rồi "
" Thương mày ghê, rồi còn bé Lân "
" Tao...tao chẳng biết nữa "
Lân ngồi trong góc nghe hết, nó thương chị nó, nó thương anh nó. Anh nó mắc bệnh phong, căn bệnh quái ác đó làm lở loét hết chân tay, chỉ để lại đúng cái xác khô, chết dần chết mòn từng ngày.
" Thôi, ráng lên mày, còn chuyện hậu sự thằng Kiên, tao lo được "
...
" Con lạy ba, ba tha con, con lạy ba "
* Chát, chát *
" Tao đánh cho mày chết, mày liệu hồn thoát khỏi nó nhanh "
Tiếng hét thất thanh vang vỏng, Lam lại bị đánh nữa rồi, chuyện là hôm qua cô trốn đi gặp Vi, xui rủi thế nào bị bắt ngay tại trận, chưa kịp nói gì đã bị xách đầu về. Từ đó bà con trong làng đồn này đồn nọ, làm Lam bị đập mấy trận, Vi thì bị ông cả đánh nhừ tử rồi bỏ vào một xó.
" Mày hả họng ra uống hết cho tao, chừa lại giọt nào tao đánh mày chết "
Ông Hùng mang ra bát thuốc, bắt Lam uống cho bằng được. Bát thuốc đen ngòm, đắng ngắt phản ánh tương lai đen tối của cô, có lẽ, sẽ chẳng có tia hy vọng nào cho cô và đứa bé trong bụng cả, đúng vậy, cô mang bầu rồi.
" Con xin ba, con xin ba "
" Mày đừng có mà xin xỏ gì ở đây, mày yêu đương nhăng nhít, giờ người ta đồn một đống ra đấy mày nghĩ là hay lắm à, mày là loại con cái bất hiếu, lăng loạng, chả được cái tích sự gì, tao thà mang chó về nuôi còn hơn chứa chấp con vịt giời như mày "
" Con lạy ba, con thề con không đi đâu nữa đâu, con thề, con hứa mà "
Lam bám chặt chân ông Hùng, mặc cho có bị kéo rách hết da. Cô giờ thảm hại đến nỗi bà Ngọc trong nhà cũng phải quay mặt đi, bà sợ khi nhìn vào ánh mắt ấy sẽ không kiềm chế được mà rơi lệ.
" Im không thì bảo "
" Con lạy ba mà, ba tha cho con, tha cho con "
Cô cố gắng níu tay áo ông Hùng, cầu xin sự thương xót, cô biết thừa nếu như thế này mãi đứa bé cũng chẳng sống được đâu, cô nghe người ta nói rồi, chửa hoang thì cạo đầu bôi vôi, thả bè trôi sông, Lam sợ lắm, Lam cũng là con người mà, cô cũng sợ chết chứ, nhưng cô sợ mất con hơn.
" Buông tao ra, mày cút đi "
Ông Hùng hất mạnh tay, dứt khoát quay lưng.
" Ba ơi "
Ông sững lại, hai từ " ba ơi " khiến ông rung động, nhớ ngày Lam còn bé, từ đâu tiên cô nói là ba ơi, lúc đó ông hạnh phúc lắm, dù chẳng máu mủ gì nhưng ông vẫn mừng, con nào mà chả là con, giờ đây nghe lại câu nói ấy, sao đau lòng thế cơ chứ. Mắt ông ngấn lệ, nhưng nào có được khóc đâu.
" Bà cứ để nó ở đấy, cho chừa "
Ông Hùng rời đi, mặc Lam ôm bụng khóc lóc thảm thiết, cô quỳ giữa sân nhà, nhìn về phía con dao, Lam quyết định rồi, cô không muốn ai phải đau, cũng không muốn bản thân mình chịu khổ, nếu cuộc đời này xua đuổi cô, thì vì lý do gì cô phải ở lại chứ? Sống tiếp, Lam sẽ bị dè bỉu, đánh đập, vậy chi bằng chết đi.
" Hức... "
...
Có thông báo nhỏ ạ:
Vào thời Mỹ - nguỵ thì chế độ phong kiến cũng kết thúc, nên tớ sẽ sửa đổi nhân vật ông cả là 1 người gia chủ giàu có nha ạ!
( Giải thích cụ thể hơn thì vào ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản " Tuyên ngôn độc lập " tại Quảng trường Ba Đình, chấm dứt chế độ phong kiến, kết thúc hơn 80 năm đô hộ của thực dân và phát xít, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Mà quan lại là chỉ tên gọi của những người nắm chức vụ cấp huyện trở lên ở thời kỳ phong kiến và thời Pháp thuộc. Suy ra sau năm 1945, chế độ phong kiến và ách đô hộ thực dân, phát xít kết thúc thì đồng nghĩa với việc quan chức nhà nước phong kiến cũng chấm dứt theo, mà bối cảnh trong truyện là từ những năm 1960-1980 ( Trong và sau Kháng chiến chống Mỹ [ từ năm 1954 - 1975 ] ) nên không tồn tại quan lại ạ. )
[ Tớ tìm những thông tin này từ nhiều nguồn khác nhau và từ những kiến thức tớ biết về lịch sử Việt Nam, nên nếu có sai sót ở đâu thì bn đọc thông cảm và góp ý ạ! Tớ cảm ơn nhiều ạ! ]
BẠN ĐANG ĐỌC
Ai ơi, nhớ người ngóng trông [ BHTT ] [ Thuần Việt ] ( drop )
Historia CortaĐây là lần đầu em viết truyện nên có gì mng thông cảm và góp ý cho em ạ, em cảm ơn nhiều ạ! P/s: Thanh kiu bạn Mỹ Anh đã hỗ trợ mình trong việc chỉnh sửa lại vài chỗ và lên kịch bản nhe! Sơ lược về nhân vật: Phạm Hồng Thanh Lam: Con gái duy nhất nhà...