ii;

336 48 6
                                    

-03-

Cậu Hạo với quan huyện có quan hệ không tốt là chuyện ai cũng biết. 

Từng có một thời gian cậu muốn chống đối lại hết tất cả những gì ông ấy muốn cậu làm. Ông muốn cậu đi học, cậu nhất quyết không đi. Dạo ấy cậu Hạo đến lớp cứ như người mất hồn, nhưng may sao đứa trẻ trong bụi cây hì hục tập viết ấy đã ôm lấy sự vụn vỡ trong trái tim của cậu.

Vậy mà bắt đầu từ ngày Lập Xuân của tháng giêng, cậu không thấy em đến nữa. Cậu còn chưa kịp nói với em lời nào, chưa kịp hỏi tên em...

"Thầy ơi, hôm nay cậu Hạo cũng không đi học ạ."

"Thầy biết rồi."

Thầy Văn Minh lo cho cậu Hạo lắm, vì thầy biết cậu là một đứa trẻ sáng dạ. Nhưng chuyện nhà quan lớn, thầy cũng chẳng tiện nói gì nhiều. Thầy chỉ mong sao cậu sẽ nghĩ thông suốt, chú tâm vào chuyện học hành thi khoa cử, đến lúc đó muốn bay cao bay xa thế nào chẳng được.

"Thầy ơi, sao ở trong này lại có chữ ạ?"

Thằng hầu mới này chăm hơn thằng cũ, lúc trước chẳng có ai quét sân sạch như nó cả. Hôm nay nó phát hiện ra rất nhiều nét chữ nguệch ngoạc ở trong bụi cây ngay gần mái đình. Có những chữ đã mờ rồi, chắc là do mưa phùn của mấy ngày đầu xuân.

Thầy Văn Minh cũng ngạc nhiên, tuy là hơi khó nhìn nhưng thầy vẫn đọc ra được đây là Tứ thư mà thầy đang dạy các trò ở đây. Thầy quay đầu nhìn về hướng lớp học, phát hiện ra chỗ này vừa hay đối diện với bàn học của Vương Hạo. 

Bảo sao, cậu Hạo dạo gần đây lơ đễnh hơn hẳn.

"Ngươi đến nhà quan lớn gọi cậu Hạo đến đây."

"Nhưng mà bẩm thầy, con nói thì làm sao cậu Hạo đến đây được ạ?"

"Cứ bảo là trong bụi cây có lời nhắn gửi cậu, mời cậu qua đây xem."

"Vâng, thưa thầy."

Thằng hầu có biết chữ đâu, thầy bảo sao thì nó nghe vậy. Hắn cũng quý cậu Hạo, vì cậu vừa hiền lại vừa giỏi, không khoe khoang như mấy cậu ấm nhà khác. 

Khoảng chừng một khắc sau, Vương Hạo đã chạy đến. Cậu nghĩ rằng chuyện cậu tương tư em nhỏ ở ngoài sân đã giấu kĩ đến thế, vậy mà sao cuối cùng còn để thầy biết được? 

Cậu đến, không phải vì lời nhắn gửi mà thằng hầu đã kể.

Cậu đến, vì sợ rằng đoạn tình cảm như gió thoảng qua này sẽ đến tai ông Khê. 

Nếu vậy thì bao năm qua cậu gom góp dũng khí để chống đối ông ta sẽ mất hết sạch không còn gì. Cậu cả nhà quan tri huyện lại đi thích một cậu trai không trả nổi tiền đi học ư?

Mặt mũi người nhà quan sẽ đặt ở đâu? Mặt mũi của má cậu sẽ đặt ở đâu?

"Nếu thầy biết điều này có thể gọi trò đến, thầy đã làm từ sớm hơn rồi."

"Bẩm thầy, xin thầy đừng làm khó trò."

"Thầy chỉ muốn thấy trò đi học, đến lớp đàm luận thơ văn sử sách."

Hàn Vương Hạo sống trong cái nhà mà lợi ích và mặt mũi được đặt lên hàng đầu, đến cả má cậu dù cho yêu thương cậu thế nào cũng chỉ bảo cậu rằng con ơi, con nhẫn nhịn bà cả một chút. Chẳng ai quan tâm cậu nghĩ gì, cũng chẳng ai muốn cậu nghe cậu nói gì.

"Thầy ơi, liệu trò sẽ ổn chứ?" Dù cậu Hạo có kiên cường đến thế nào, cậu cũng chỉ là một đứa trẻ mà thôi.

"Thầy tin con."

Thầy tin con sẽ đỗ đạt vẻ vang, làm quan trên kinh thành, áo gấm về làng. Thầy cũng tin con, bỏ qua khúc mắc xưa cũ, chọn sống tiếp vì tương lai của bản thân mình. 

Thầy đồ vẫn luôn tin như thế.

"Nhưng trò sợ lắm thầy ơi..."

"Con lại đây." Thầy kéo cậu Hạo lại chỗ bụi cây ấy, chỉ cho cậu xem từng nét chữ một. 

Hình ảnh đứa bé ấy hì hục học viết ở nơi này như ùa về trong tâm trí cậu Hạo. Bất kể ngày nắng hay ngày mưa, cậu vẫn thấy em ngồi ở góc nhỏ đó, chăm chú nhìn về phía mái đình. Em không hề bỏ cuộc, vậy tại sao cậu lại phải làm thế chứ?

"Thầy ơi, chữ này..."

"Chắc là cái tên nó học lỏm từ bài giảng để viết ra."

Không biết là do em không có họ, hay là em không biết viết ra họ của mình. Nhưng người nghèo cơm còn không đủ ăn, đặt được cho em cái tên đã là phúc đức lắm rồi. 

Lại còn là một cái tên đàng hoàng, thì càng hiếm hoi hơn. 

Đáo Hiền.

Cậu Hạo ngày hôm nay đã biết tên em rồi. 


-04-

Đáo Hiền bị thầy u em bán đi rồi. 

Vì nhà nghèo quá, chẳng có tiền mà ăn nữa. Nhưng Đáo Hiền đã bị trả lại hai lần, vì thanh niên trai tráng nhưng sức lực thì yếu, chăn trâu còn không bằng mấy con hầu ở trong nhà.

"U ơi, hay u đừng bán con đi nữa?"

"Không bán con đi thì lấy đâu ra tiền mà ăn hả con?"

Một trận bão vào ngày cuối năm đã đánh đổ công sức không chỉ của cả nhà bọn họ, mà còn là của cả cái làng này. Có nhà nào làm nông mà không khổ chứ?

"Hay u cho con đi học được không u? U chờ con đậu bảng vàng rồi con sẽ về làm quan chăm u mà..."

"Con ơi nhà mình có sống được qua ngày mai không còn không biết thì làm sao u cho con đi học được đây?"

U em nói thế, xong ghì em ngồi xuống ở bên đường. Em lại thấy nước mắt u giàn giụa, chẳng khác gì hai lần trước lúc u bán em đi. U cứ khóc mãi thôi, kể cả lúc u nhận tiền người ta đưa thì u vẫn cứ khóc.

U thương em lắm, nhưng cũng chẳng còn cách nào khác. 

"Bà kia, cậu nhà tôi hỏi thằng cu này có thạo việc không?"

"Bẩm cậu, thạo việc nhưng hơi chậm một tí. Cậu thông cảm cho em nó, mua nó về."

...

"Bẩm cậu, như này là nhiều quá rồi. Nhỡ đâu hôm sau cậu trả nó về thì sao ạ?"

"Sẽ không."

Pernut ⋆⋆ Trong nắng chiều là màu mắt emNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ