Thể loại: Bối cảnh lịch sử Việt Nam (thời kỳ loạn 12 sứ quân - Đinh - Tiền Lê)
Phát hành: Trí Thức Trẻ, NXB Văn học
Nội dung chính: Một câu chuyện, cũng là một lời biện minh cho cuộc đời người khen kẻ chê của Đại Thắng Minh Hoàng Hậu, vị hoàng hậu của hai đời vua, hai triều đại, vị thái hậu gắn liền với giai thoại khoác long cổn cho Lê Đại Hành và góp tay vào sự thay triều đổi đại từ Đinh sang Tiền Lê, nhưng cũng là người phụ nữ gắn với hình ảnh một vị mẫu nghi mà lại thông đồng với bầy tôi, làm mất đi cơ nghiệp của chồng.
I. Nội dung: 3/5
Đầu tiên, phải nói trước rằng văn phong của tác phẩm sẽ có phong cách văn học Việt Nam thế kỷ XX, giọng văn và cách dùng từ cùng hơi hướng với các tác phẩm văn học trong sách giáo khoa Ngữ Văn ấy.
Nhắc đến văn phong thì cũng phải nói đến một ưu điểm tuyệt vời của "Dương hậu" là xưng hô - một ví dụ tiêu biểu cho việc sắc thái cổ trang nó chả dựa vào việc sử dụng tiếng Trung bạch thoại kiểu "ca ca đệ đệ tỷ tỷ muội muội" đâu. Nhân vật của "Dương hậu" vẫn gọi chị gọi anh xưng em bằng ngôn ngữ tiếng Việt mình bình thường, nhưng cách nói chuyện, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật lại tạo ra một bầu không khí rất cổ trang, rất Việt Nam. Tất nhiên ngôn từ thì nếu không quen thì có thể cảm thấy hơi kịch, rất kiểu đóng chèo ý, nhưng sắc thái cổ trang Việt Nam ổn cực kỳ.
Ngôn ngữ và không khí là ưu điểm to đùng của "Dương hậu", nhưng có vẻ như chỉ có điều này là ưu điểm đặc sắc thôi. Văn phong và tình tiết của truyện, đáng tiếc, là không có gì nổi bật, trừ phần chiến đấu của Đinh Bộ Lĩnh với 12 xứ quân diễn biến tương đối ổn thì đa phần còn lại nhịp điệu hơi nhanh quá - Dương thị từ một dân nữ chạy nạn qua mấy dòng là thành nữ tướng, Đinh Bộ Lĩnh mới vào nghĩa quân đã được cất nhắc, sau khi lập nên Đại Cồ Việt thì càng nhanh hơn, kiểu như bỏ qua giai đoạn biến chuyển tâm lý, nhảy phắt thành tâm ý thay đổi đã rồi, và Thập đạo tướng quân Lê Hoàn thì vụt một cái được nhắc đến mà không có lời giới thiệu gì trước đó, như kiểu đến đó rồi tác giả sực nhớ ra sắp tới nhân vật này phải có "đất diễn" nên mới viết vào ý.
Tiếp theo, tác giả xây dựng thêm một nhân vật để coi như là "hợp lý hoá" việc Dương thị trở thành nữ tướng, đó là Thu Nguyệt, con gái của Trần Minh Công, và hai người là bạn thân thiết như chị em. Sau đó, khi thấy Dương thị có ý với Đinh Bộ Lĩnh, Thu Nguyệt đã ủng hộ bạn, nhưng mà Dương thị thì lại gán ghép Đinh Bộ Lĩnh với Thu Nguyệt bởi vì Trần Minh Công cất nhắc Đinh Bộ Lĩnh làm thủ lĩnh. Toàn bộ quãng thời gian này đều không nhắc gì đến Đinh Liễn, mặc dù mình đọc được rằng khi Đinh Bộ Lĩnh nương nhờ Trần Minh Công thì đã có con trai Đinh Liễn rồi. Một thời gian sau khi Thu Nguyệt và Đinh Bộ Lĩnh đã thành đôi, Thu Nguyệt lại ngỏ lời bảo Dương thị nên duyên với Đinh Bộ Lĩnh vì rằng chị em ta như một, chung một chồng sớm tối có nhau, và rồi sau này thì không nhắc gì đến Thu Nguyệt nữa mặc dù theo mạch truyện thì Thu Nguyệt mới là vợ cả.
BẠN ĐANG ĐỌC
Reading Review
Non-FictionNhững đầu sách truyện mình đọc và mình muốn viết về các bạn ý.