: Làng Gấm.

Khương Thái Hiền x Thôi Phạm Khuê

Oops! This image does not follow our content guidelines. To continue publishing, please remove it or upload a different image.

Khương Thái Hiền x Thôi Phạm Khuê
...

Khi những tia nắng chói chang đặc trưng của mùa hạ dần nhường chỗ cho nắng nhẹ vàng ươm say mùi cỏ mật. Cùng khóm cúc dại thướt tha và làn sương trắng muốt nhỏ giọt trên những rặng phi lao giăng khắp lối về. Tháng mười đem theo gió thu ẩm phảng phất hương thơm du dương như khúc dạo tình ca mùa lúa chín. Se se trong cái lạnh thoáng qua đâu đó gặng về, hòa vào làm một cùng giọng ca chất phác của dòng người đang bận rộn bên đống rạ vàng óng ả. Những con người chân chất làm lụng trên mảnh đất nghèo nàn nhưng tình yêu quê hương chưa bao giờ thôi da diết.

Khác hẳn so với Sài Gòn tấp nập cùng những chiếc xe đời mới hiện đại, làng ta nghèo lắm, ì ạch vài hộ có điều kiện thì sắm được một chiếc xe đạp cũ đi đến hỏng cả vành. Ấy vậy bà con sao mà chăm chỉ, cần cù biết bao. Chả trách màn đêm chưa kịp đóng bức màn lốm đốm sáng đã thấy các bác nông dân sắn quần quá gối, ăn vội miếng sắn tạm bợ rồi vác cuốc đi cày.

Lững thững bước đi trên mảnh đường mới chỉ lướt thướt người qua lại. Đêm qua giá rét đến lạ, dù cho sương đã tan gần hết thì ắt hẳn nhiệt độ cũng chẳng khá khẩm là bao. Trông kìa, những chàng mục đồng vạm vỡ quen với màu nâu da đồng tháng nắng cùng cái mười bảy bẻ gãy sừng trâu và được xếp vào danh sách thanh niên khỏe khoắn của làng. Ấy vậy trông lại cậu xem, việc gì cũng thạo, từ đan len, bếp núc cho đến khuôn vác nặng nhọc có việc gì Thôi Phạm Khuê chưa động qua? Ấy thế nào thân hình cậu lại cứ ngày một gầy gò, mặc cho dầm mưa dãi nắng suốt ngày làn da bao giờ cũng mịn màng trắng bóc. Mấy cô trong làng thấy vậy tị đến đỏ cả mắt, còn thanh niên trai tráng được dịp cười chê.

Rặng phi lao thốc vài hạt sương trên nền trắng nhạt mờ ảo, sườn đồi ngả mình cho mặt trời lấp ló mây bay, lác đác dưới chân đồi vài khóm cỏ lau nô đùa với gió mật, con trâu đi qua, tiếng chuông leng keng thường ngày vốn rất vui tai hôm nay không kém phần là lạ. Ì ạch lắm, não nề và cô đơn, thỉnh thoảng lại hiu quạnh và trầm buồn. À, có phải con trâu của bác Năm mới mất cách đây vài ba hôm, bảo sao tiếng kêu ai oán của nó lạc lõng đến thế, sâu đậm đến thế.

Thôi Phạm Khuê thở dài, cậu nhanh chóng lót chiếc dạ dày rỗng tuếch của mình bằng một miếng sắn luộc, dẫu sao lòng cậu lại cứ đau đáu nghẹn ngào xen lẫn với sự khô khan không thể tả xiết. Bác Năm là một người con chân chất thật thà của đất nghèo làng Gấm, bác cũng như bao con người làm nông chất phác ngày đêm cần mẫn gắn bó với tấc đất thửa ruộng. Từ lâu bác ta coi Thôi Phạm Khuê như một đứa con ruột thịt, cậu quý và cậu lại càng thêm thương cái số đời bạc bẽo với bác Năm. Người đời cứ ngỡ ngàng suốt đấy thôi, bấy lâu nay bác ta vắt chân mà chẳng vớ được mảnh tình, liệu ai có thể ngờ rằng bác ta đang phải chịu đựng những đau đớn chẳng khá hơn là bao so với cực hình tra tấn, cả thể xác lẫn tâm hồn.

Ấy vậy bác vẫn thương một Thôi Phạm Khuê khi đó bị bỏ lại một góc trong xó chợ, tay phải vẫn ngày ngày cầm quốc, tay trái vác theo lưỡi liềm gặt hái nên những hạt gạo vàng cho quê hương. Bác ta làm đủ thứ việc dù cho có nặng nhọc đến mấy cũng chỉ để giúp đỡ bà con trong làng mà đâu nề hà gì cái cực nhọc và nắng gắt đầu tháng hạ. Ai hỏi thì bác bảo còn trẻ còn khoẻ nên đơn giản chỉ muốn đóng góp thật nhiều cho làng ta. Nếu không phải vì cái ngày định mệnh làng Gấm rơi vào bi ai và sặc sụa trong hương khói mùi không khí u buồn khi sắp phải nói lời tạm biệt cuối cùng với vị tinh linh thật thà ấy thì vĩnh viễn không một ai có thể biết, hằng ngày vị "tinh linh" kia đã phải lừa dối mọi người thế nào để chống chọi với căn bệnh nan y quái ác.

Hễ nghĩ đến người cha nuôi lòng cậu lại thêm phần nào chua ngoa, bác bảo rằng bác không muốn lấy vợ sinh con rồi đẻ cái vì bác thích sống một cuộc đời tự do tự tại, nhưng bác ơi, bác làm sao mà biết Thôi Phạm Khuê đã từng thấy dáng vẻ bác luyến tiếc nhìn con gái người ta lên xe hoa nhà chồng về Sài Gòn hoa lệ, cả đời cô độc làm gì có ai muốn thế hả bác ơi?

Thôi Phạm Khuê tiến gần lắc nhẹ chiếc chuông vàng trên cổ con trâu. Ngõ nhỏ lác đác vài mái nhà tranh, mắt cậu thì nghiền chặt, từng đợt ứa nghẹn trào dâng trong cuống họng, khô khan và bức bối. Dường như cậu có thể cảm nhận được giọt lệ nóng hổi đang trực trào bên trong hốc mắt, để rồi vạt áo sờn cũ cũng sẽ thấm đẫm cái vị mặn chát của những gì còn sót lại gọi là tiếc nuối và tuổi thơ.

Thôi Phạm Khuê lững thững bước đi với nhiều suy tư và một nửa tâm hồn trống rỗng. Tay cậu kéo theo chiếc dây buộc trên cổ con trâu và cứ vô thức mà kéo nó theo cả đoạn đường dài. Ra đến bãi cỏ xanh mơn mởn, Thôi Phạm Khuê cố gắng hít hà một ngụm khí trời thật to sao cho vơi đi được phần nào nặng trĩu. Rồi cậu lại đưa mắt nhìn về hướng bia mộ dưới gốc đa non, nơi người cậu kính trọng nhất thực hiện được ước vọng cuối cùng trước khi lâm chung rằng muốn được nằm trong vòng tay đất mẹ.

Vốn dĩ Thôi Phạm Khuê là kết quả được định sẵn của cuộc ân ái giữa một thương gia và một người giúp việc. Cậu chẳng hề hay biết mặt mũi đấng sinh thành nên mình ra sao vì trong mớ kí ức còn sót lại của thời ấu thơ chỉ toàn là những cuộc cãi vã to tiếng ngoài chợ hay mùi hôi thối kinh khủng từ xác chuột chết bốc lên trong xó xỉnh nào tối om. Nhưng Thôi Phạm Khuê cậu lại nhớ như in và rất rõ, những lần đói khát đến nhăn răng, những đêm mưa trút nước như muốn cuốn trôi tất thảy thành xói mòn và ngay cả hy vọng sống cuối cùng trong cậu cũng bị dập tắt.

Thôi Phạm Khuê không rõ, dường như một phần kí ức trong cậu đã thất lạc. Tất cả những gì Thôi Phạm Khuê có thể nhớ là sau đêm mưa hôm đó cậu được cưu mang, người ta cho cậu chỗ ăn, chỗ ngủ, thỉnh thoảng còn được chỉ dạy vài ba con chữ. Nhưng cái cảm giác toàn thân tê dại còn đầu thì đau như có hàng vạn mũi kim đâm thủng làm sao cậu có thể quên, và rồi cậu cứ giữ khư khư cái tò mò ấy suốt hơn mười năm qua.

...

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Sep 26 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

taegyu; chồng khờWhere stories live. Discover now