Chương 177: Kha Mộc (3)

1K 104 3
                                    

Hoàng tử Đại Ngu vào triều nghe chính sự càng sớm, thường càng đại diện cho vị trí của họ trong lòng bệ hạ và mức độ thông minh của bản thân hoàng tử.

Nhưng quy tắc này đối với Thịnh Phù Trạch thì hoàn toàn không có giá trị.

Tám tuổi, y đã nổi tiếng trong giới học sinh Kinh thành với danh hiệu "Trạch tiên sinh". Mười ba tuổi, khu vườn Phù Viên được hoàn thành, danh tiếng của y vang xa khắp Kinh thành.

Năm thứ hai khi Phù Viên được tân trang, hàng năm y đều tổ chức tiệc thăm quan vào dịp Tết. Không chỉ các công tử, tiểu thư ở Kinh thành mà cả dân thường vùng ngoại ô, ai đã từng vào khu vườn này đều biết đến danh tiếng của Tam điện hạ Thịnh Phù Trạch.

Y quá mức phô trương, đến nỗi các hoàng thân quốc thích, mệnh quan triều đình đều nghĩ rằng Tam hoàng tử có mưu đồ gì đó.

Nhưng trời đất chứng giám, Thịnh Phù Trạch chỉ đơn thuần muốn sống hết mình. Đã đến thế gian này, được sinh ra trong một gia đình tốt như vậy, lại có nhiều tài năng như thế, nếu sống ẩn nhẫn, bình thường, không có tiếng tăm gì, thì nửa đêm tỉnh giấc y cũng phải tiếc nuối thở dài.

Vì vậy, năm mười lăm tuổi, ban ngày Hoàng đế Nguyên Hưng cho y vào triều nghe chính sự, buổi tối Tam điện hạ lại giả bệnh trong cung Đồng Hoài.

Lên trên nôn mửa, xuống dưới tiêu chảy, đầu óc choáng váng, kêu bất kỳ thái y nào đến cũng chỉ đâu thì đau đấy, trông như sắp lìa khỏi cõi đời ngay tức khắc.

Động tĩnh lớn đến nỗi hoàng hậu nương nương phải vội vã mặc áo khoác đến cung của y trong đêm khuya, tóc tai còn chưa chải xong.

Mẫu hậu vừa đến, người vừa mới kêu rên hăng say trong nháy mắt khí như tơ hồng, vẫn hỏi chỗ nào đau, nhưng trong thanh âm kia luôn mang theo vài phần lo lắng.

Gọi tắt là: Sợ.

Hoàng hậu liếc y một cái, đưa tay bắt mạch, cơ hồ trong nháy mắt liền hiểu được y đang giả bệnh, vừa có chút tức giận, lại không khỏi buồn cười.

Theo lý mà nói nếu Thịnh Phù Trạch lên triều nghe chính sự, người bị ảnh hưởng đầu tiên sẽ là Thái tử, hoàng hậu là mẹ ruột của Thái tử, về tình về lý không nên can thiệp quá nhiều, nếu không dễ bị người khác chỉ trích.

Nhưng không biết là từ Phượng Tê cung đến Đồng Hoài cung làm cho bà khó chịu, hay là thấy đứa trẻ giả vờ quá tài tình, bà muốn dạy cho y một bài học để hả giận.

Hoàng hậu nương nương rút tay khỏi mạch, liền nói: Lão tam đây là tâm bệnh, tâm tư tích tụ, xao động bất an, để cho nó đi theo phía sau thái phó chép sách một tháng tĩnh tâm đi.”

Nghe thấy lời này, Hoàng đế Nguyên Hưng lập tức hiểu rõ, liền tăng thời gian từ một tháng lên ba tháng.

Tam điện hạ giả bệnh giả bộ đến thiếu chút nữa gãy tay, cũng chính là khi đó, Kha Hồng Tuyết thấy y ngày ngày khổ sở ôm một xấp giấy chạy đến tiểu viện của mình chép sách, không đành lòng, mới luyện bản lĩnh bắt chước chữ viết.

Ba tháng đó, phần lớn những bài sao chép mà Thịnh Phù Trạch nộp cho Thái phó đều do Kha Hồng Tuyết sao chép hộ.

Kha Văn Thụy ngồi ở trong viện Thái Phó, nhìn những văn chương kia, cảm thấy cháu trai mình như là nuôi cho nhà họ Thịnh.

[ Hoàn Đam Mỹ] Vi phu ốm yếu bệnh tậtNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ