Chương 43. Thành Lạc Dương

243 18 5
                                    

Hằng năm Lâm Vãn Sương đều thường xuyên lui tới Lạc Dương và Tô Hàng, ngay cả những châu phía nam như Tuyền Châu, Giang Thành hay Nhạc Dương cũng từng được nàng đặt chân ghé tới. Nàng ngẩng đầu nhìn dãy núi mùa đông đìu hiu đôi bờ rồi chuyển tầm mắt, dừng trên mạng che mặt của Thi Yến Vi, dịu dàng nói: "Hôm nay đã là mồng mười chín tháng chạp, theo ta đoán thì trưa ngày hai mươi ba, thể nào cũng phải đến nơi rồi."

Thi Yến Vi nghe vậy, hai tay đang hơ trên chậu than liền khựng lại, mỉm cười trêu đùa: "Nhị nương khẳng định chắc nịch thế này hẳn đã tính trước rồi, dọc đường đi phải nắm rõ phong cảnh ven đường trong lòng thì mới biết thuyền hiện đang ở đâu, khi nào sẽ đến Lạc Dương."

Nàng vừa dứt lời, Lâm Vãn Sương đã cong nhẹ khóe môi, nhìn sóng bạc lăn tăn cùng bóng trăng đang chìm nổi trên mặt nước, nhẹ nhàng ngâm một câu thơ: "Trương Nhược Hư từng viết thế này: Bất tri giang nguyệt đãi hà nhân, đãn kiến trường giang tống lưu thủy. [1] Tam nương nghĩ xem, ánh trăng trên cao đến cùng đang đợi người phương nào?"

[1] Hai câu tiếp theo trích trong bài "Xuân giang hoa nguyệt dạ" (Đêm trăng hoa trên sông xuân) của Trương Nhược Hư.

Bản dịch của Nhất Lang (thivien.net): Trăng sông soi sáng cho ai/ Trên sông một dải nước trôi theo dòng.

Gió đêm mơn trớn mặt sông nhấp nhô như kết vảy, đốm lửa trong lò than chập chờn như nhảy múa, Thi Yến Vi nhìn Lâm Vãn Sương qua tấm màn mỏng, trầm ngâm một lúc rồi khẽ nói: "Giờ khắc này, ánh trăng trong sáng đang hòa vào lòng ta và nương tử, người mà ánh trăng chờ đợi đương nhiên cũng là hai người đang ngắm trăng như ta và cô."

Ánh trăng vô biên đều được cất gọn vào đáy mắt hai người, Lâm Vãn Sương bất giác nhoẻn cười, nghiêng đầu nhìn Thi Yến Vi, trêu chọc: "Câu trả lời của nương tử, ta chưa từng nghe qua, không biết nương tử học từ vị danh gia nào mà lại có cách suy nghĩ độc đáo như thế?"

Nói xong, Lâm Vãn Sương rót đầy trà vào chén cho mình và Thi Yến Vi, nâng lên nhấp từng ngụm.

Thi Yến Vi thấy vậy, cũng nâng chén trà lên làm theo.

Đêm đó, hai người trò chuyện vui vẻ đến tận canh hai mới về phòng.

*

Thành Thái Nguyên.

Tống Hành về Thái Nguyên sớm hơn dự kiến tận ba bốn ngày.

Ở Thúy Trúc cư, Tiết phu nhân đang định sai người mang nước nóng vào rửa mặt thay y phục, thì chợt nghe trước viện truyền tới tiếng huyên náo. Một lão mụ nhanh nhẹn cùng hai gã sai vặt chạy tới dưới hành lang, hối hả bẩm báo: "Gia chủ đã về! Gia chủ đã về! Giờ đã đi qua cổng phủ, sắp sửa đi vào sảnh Thùy Hoa."

Mọi người nghe tin đều mừng rỡ ra mặt, chỉ có Tiết phu nhân thoáng trầm ngâm, thầm nghĩ: Về lý thì phải đến cuối tháng chạp mới về đến Thái Nguyên, sao lúc này đã về đến nơi rồi?

Dù nghĩ thế nhưng vì sợ bị người khác thấy rồi sinh lời ra tiếng vào, bà liền thu lại tầm mắt, cố gắng không biểu hiện ra mà gượng cười, phủ thêm áo choàng lông ấm áp từ tay Sơ Vũ, để người đỡ ra ngoài cửa.

Giam nàng trong trướng - Tụ Tụ YênNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ