after

44 6 4
                                    

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Một bếp la chn vn sương sm

Một bếp la ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. [1]

Người nói trong đêm thâu về ngọn la lòng bà luôn ủ sẵn. Bập bùng khói lửa, hun nhèm mắt, sóng mũi cay mà sao nhớ thế.

Nhớ khôn nguôi về người bà nhóm lửa sớm mai chiều. Nhớ nắng ngả trên mái rơm màu nâu xám, hanh hao mùi sương sớm thuở ban mai. Gió nồng nàn, đem âm vang chuông trời bay xa ngùn ngụt rồi cuộn mình trong tán lá xanh rợp trời. Những lúc điểm giờ Thìn, mắt nhắm mắt mở bà dẫn lối vào giấc chiêm bao bằng chiếc quạt mo phe phẩy thật dịu êm. Nhớ cánh diều chao đảo trên nền trời xanh ngát, màu đỏ rực nổi bật giữa áng mây mờ nhạt, lê bước chân người về một chiều hoàng hôn. Khói toả ngút ngàn, mỗi nếp nhà bếp lửa lại càng thêm rạo rực. Lách tách. Ngốn củi khô cháy rực, ánh đỏ cam loé lên giọt mồ hôi đương rơi trên gò má bà. Hơi người hoà quyện làm một với hương gạo chín, nồng đượm tình thương bà gửi người qua chén cơm đầy. Ầu ơi rồi ví dầu. Bản làng đón trăng lên bằng đêm thâu tĩnh mịch, khúc ru nồng vị cay từ miếng trầu dang dở vang lên tựa chỉ còn nó thao thức giữa một vùng trời im ắng.

Người lớn nhờ cái miệng răng nọ nối răng kia đen ngòm, nham nhở màu đỏ tươi còn vấn vương trên khoé môi đang cong lên rồi xẹo xuống theo nhịp ca. Người lớn nhờ tấm lưng bà còng. Nhờ chiếc quạt mo không ngơi nghỉ đêm ngày. Nhờ hạt cơm thơm ngào ngạt. Người lớn nhờ vạn vì hơi ấm nồng cháy một khi bà đã trao đi là chẳng hề nà gì trả lại.

Người lớn, nếp nhăn lại thêm phần nhăn. Nét già đeo bám nét trẻ. Gương mặt sáng ngời theo vết chân chim ánh lên con mắt bà.

Người nhớ, nhớ xiết bao!

Mà chao ơi, có đoạn đường nào lá phủ kín chân, lối mòn mà vẫn ngoảnh mặt bước đi. Đoạn nào trong tim rạo rực cái yêu như ánh hạ ban trưa. Rơi khắp ngõ xóm tán bằng lăng hẹn ngày thương nắng chẳng về.

Doãn Kỳ nhớ bà trông. Vậy mà biệt tăm trong Hà thành không về thăm lưng còng lam lũ ấy. Nay về, nét xưa nao còn vẻ nguyên sơ. Dẫu hiên nhà hửng nắng mai, phủ ánh vàng chói chang lên lớp rêu xanh rì, cũng chẳng tài nào xoá nổi vết úa của thời gian. Gió cuốn, lá vàng rũ xuống. Xào xạc. Tóc bà bạc trắng, và nếp nhà cũng già theo.

"Ôi làng nước ơi, thằng Kỳ về rồi! Cháu tôi nó về rồi!"

Bà Bắc reo lên, vội buông phích nước còn đổ nước dang dở mà chạy vội đến ôm chầm lấy người anh.

Bao nhiêu nỗi nhớ mong cứ thế mà tuôn trào trên gò má nóng hôi hổi những giọt lệ vị mặn chát. Mấy năm nay có ngày nào là bà được ăn ngon ngủ kĩ đâu. Âu cũng là vì lo cho thằng cháu làm ăn bươn chải trên thành phố, chẳng thấy nó gửi thư về thăm nom đâm sốt ruột.

Giọng bà quở trách:

"Mày nói đi là đi, tao biểu mày đi nhớ gửi thư về. Vậy mà mày đi mất dạng, không một lời nào hỏi thăm thân già này!" Đôi môi bà run rẩy, cố nén xúc động mà tỉ tê tiếp lời. "Mày có giỏi thì đi luôn đi! Quay về đây để làm gì nữa?!"

Doãn Kỳ gật gù, xoa đôi bờ vai nặng trĩu tuổi đời ấy mà thủ thỉ. "Cháu còn có bà mà. Không về lấy ai chăm bà đây?". Giữa hai lằn ranh giới bờ cát và biển cả có sóng giao thoa ở giữa. Sóng nơi đáy sâu tìm về với đất liền, rồi cả hằng hà sa số li ti khác uốn lượn giữa khoảng không vô thực rồi vô thức chuyển mình trở ngược về thôn quê. Những bước chân dẫu có lầm lỡ hay kiên định, sâu trong tâm thức luôn mong ngóng có mái ấm để trở về.

Những dạo nằm vểnh tai nghe tiếng xe cộ tấp nập qua lại, Hà Nội về đêm là những ngày sáng đèn. Mắt anh đen láy tựa miên mải theo vệt sáng thoáng chốc vụt qua, mà lòng bồi hồi thương nhớ quê lúa đương mùa trổ đòng.

Khắp dạo anh đi bạt ngàn hương thơm hoa lúa quanh vòm mũi hít hà, thuở ấy tháng Ba, người dân rảnh rỗi hơn. Sớm chiều hai bà cháu bắc ghế ngồi trước hiên nhà, bà Bắc vời anh qua kế bên, với mái tóc dài chớm ngực mà thỏ thẻ. "Cháu nhổ tóc bạc cho bà nhé, Cún Con?". Sức trẻ vịn lấy anh mỗi ngày chỉ muốn rong chơi ngoài đình làng, theo đám nhóc trạc tuổi bày vẽ đủ trò mà cười khành khạch, nào có đủ nhẫn nại bới tìm trên đỉnh đầu đen nhánh ấy vài sợi bạc lẻ tẻ. Anh vùng vằng, nhất quyết đòi đi khiến bà chỉ biết lắc đầu than thở. Những tiếng thở dài thườn thượt càng làm anh khoái chí, chắc bụng rằng bản thân sẽ được đi chơi. Có ngờ đâu bà bảo. "Mười sợi một ngàn, thế đã đủ cho Cún Con giúp bà nhổ chưa?" anh gật đầu cái rụp. Trẻ ranh là thế đấy. Chỉ có sức hút của những viên bi ve, que kem mát rượi trên đầu lưỡi, thẻ bài sưu tầm và vô vàn món đồ khác đủ sức chơi đùa, tất thảy chỉ cần một ngàn là có đủ, nên anh mới hồ hởi vậy. Kỳ cười.

Hồi ức anh là buổi sáng mơ màng, chạy quanh co trên đường làng ngoằn ngoèo, vắt ngang mình qua biển lúa xanh bát ngát để đến trường. Anh bỗng nhận ra giữa vì sao nhạt nhoà, anh chưa từng cầm nắm trên tay một ngàn ấy. Và, thuở xưa chỉ được nhắc lại với nắm xôi nóng hổi gói lá chuối tỉ mỉ, anh ăn ngấu nghiến vào một ngày hửng nắng.

Rưng rức.

Anh tủi lòng mái tóc bà bạc trắng.

Bà Bắc thấy khoé mi anh ướt nhoà, chau mày nói. "Lớn rồi còn khóc nhè." nhưng cánh tay đã vội vàng lau đi. Thớ vải thấm nước ướt nhẹp, ấy mà bà Bắc chẳng phàn nàn gì khiến Doãn Kỳ cười toe toét.

Lớn đến mấy, cuối cùng cũng chỉ là trẻ con.

"Kỳ, xuống dọn mâm ăn cơm!" Tiếng bà Bắc sai bảo.

Đã mấy mùa hoa nở rồi phai tàn, anh chẳng được vòng vo quanh bếp củi, ngắm tay bà cặm cụi, hết thái rau lại chưng nồi kho cá. Doãn Kỳ hớn hở lắm, anh nói vọng vào. "Dạ, bà để đấy con làm cho."

gánh chợ hàng rong.Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ