CHAP 11: TÌNH BẰNG CÓ CÁI

631 66 20
                                    

Đề bài "Trống cơm" được đưa ra cũng là lúc Soobin, anh Tự Long và anh Cường Bảy bận rộn tìm kiếm ý tưởng để hiện thực hóa giấc mơ đưa làn điệu dân ca lên sân khấu trình diễn. Dù rằng bây giờ ở trong tình cảnh chẳng mấy thoải mái, thì công việc là công việc. Với Soobin, làm nhạc cũng là cách giúp anh bình tĩnh lại. Anh cần một khoảng lặng để nghiêm túc suy nghĩ về những gì đã xảy ra.

Hai người cùng team đã về nhà sau khi họp bàn chiến thuật. Hiện tại, trong phòng thu riêng chỉ còn một mình Soobin bắt tay vào viết X-Part. Anh Tự Long nói rằng câu chuyện nên được kể dựa theo sự tích cái trống cơm.

Soobin chưa từng nghe về sự tích kỳ lạ đó. Anh đắm chìm hồi tưởng lại lời kể của anh Tự Long, rằng xưa có một nho sinh rất nghèo, thi mãi không đỗ đành phải đi xin ăn.

"Ngày ngày, khi chàng đi ngang nhà một phú hộ thì có một cô bé người ở chờ sẵn đem cho cơm trắng, canh ngon. Một hôm, chàng tỏ lời cảm ơn cô bé, từ giã xin không nhận của cho nữa để sang làng khác kiếm ăn. Cô bé bảo việc làm của cô là vâng theo lời dạy của cô Hai, con gái của phú hộ, muốn cảm ơn thì hãy cảm ơn cô chủ. Chàng cảm động, yêu cầu xin gặp mặt cô chủ để tỏ lời cám ơn và từ giã. Gặp cô chủ - nàng khá xinh đẹp, chàng cúi đầu thi lễ thì nàng khoát tay: Chàng không phải cảm ơn đâu. Tôi giúp vì biết chàng lỡ vận và cảm thương người trong bước đường cùng mới ra nông nỗi, không lẽ làm trai mà chịu nhụt chí như vậy mãi sao? Đoạn, nàng trao cho chàng một cái bọc bằng giấy, nói tiếp: Tôi xin tặng 1 số bạc và một cây thoa vàng để chàng tìm cách lập nghiệp. Bao giờ thành đạt, chàng về quê, lúc ấy...

Nàng thả lửng lời nói, quày quả bỏ đi. Chàng nhìn theo, vô cùng cảm động. Với sự giúp đỡ ấy, chàng đã thành danh trong nghề âm nhạc. Ba năm sau, chàng quay lại, nhưng trớ trêu rằng nàng đã qua đời vì bạo bệnh. Chàng bèn xin phú hộ cho được đưa phường nhạc của mình đến để tiễn đưa hương linh người đã khuất. Được thuận ý, chàng sáng tạo một cái trống nhỏ dài, hai mặt trống có đính hai nắm cơm nhỏ để nhắc lại kỷ niệm giữa chàng và nàng. Sợi dây vải màu trắng treo trống lên cổ là mảnh khăn tang chàng khóc thương nàng.

Lúc đưa nàng về nơi yên nghỉ cuối cùng, chàng quàng sợi dây vải lên cổ, để trống nằm ngang trước bụng, mười ngón tay lúc nhặt lúc khoan vỗ trên mặt trống, chừng như có tiếng khóc bi ai, thảm thiết: "Tình tang, tang tình! Tình tang, tang tình!...".

Thế thì trống cơm là biểu tượng của một thứ tình cảm thật cao thượng, Soobin thầm nghĩ. Mối lương duyên thủy chung, mà mỗi lần vỗ lên hai mặt trống đều được đính những nắm cơm nhỏ nhắc về kỉ niệm cũ, diết da bập bùng, nhớ nhung tròn trịa.

"Có lẽ duyên là từ khi gặp em,

Bối rối chi bằng mượn nợ để làm quen

Theo anh, đưa em qua khắp lối

Họa bức tranh kể chuyện tình đẹp đây rồi.."

Soobin đặt bút viết những dòng X-Part đầu tiên, đoạn, làn điệu phương bắc trữ tình kết hợp cùng con beat Slim V mới gửi làm anh không khỏi rùng mình. Anh đã nghe "Trống cơm" từ nhỏ, nhưng câu chuyện đằng sau nó thực sự có sức gợi. Quả nhiên là vậy. Cái nôi dân ca Bắc bộ dạy anh rằng bất cứ thứ âm nhạc nào trên đời này cũng đều cần cảm hứng. Đến cả những nốt giáng vô thanh nếu muốn vang lên diệu kỳ cũng cần xuất phát từ một ý tưởng. Âm nhạc tồn tại trong dân gian, là âm nhạc Việt Nam chảy trong huyết quản, là nghĩa tình của những mối lương duyên. Chỉ đơn giản giữa những cặp tình nhân trong buổi hát then hát bội, chỉ đơn giản là câu đò đưa "Hỡi cô gánh nước đầu đình", cũng đều tình tứ bởi bối cảnh cấu thành nó. Cảm hứng quan trọng với người nghệ sĩ như vậy, nó vẫn chảy trong mọi làn điệu. Thế còn cảm hứng của anh?

[SooKay] Bật nó lên!Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ