tổ chức xã hội học

233 2 0
                                    

Tổ chức xh là một phạm trù cơ bản của xhh. Xhh coi tổ chức xh là một thành tố của cấu trúc xh. Khái niệm tổ chức xh có thể được hiểu theo nhiều nghĩa:

-          Nếu coi tcxh là một thành tố của cấu trúc xh thì tcxh là một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết các cá nhân nào đó để hoạt động xh, nhằm đạt được một mục đích nhất định.

-          Ở giác độ nhóm, tổ chức xh là một dạng nhóm thứ cấp khá phổ biến, nhưng không phải nhóm thứ cấp nào cũng là tcxh. Một nhóm thứ cấp được coi là tcxh khi có 5 dấu hiệu cơ bản sau:

o       Là nhóm xh có mục tiêu, có chủ đích và có ý thức

o       Quan hệ quyền lực phải được biểu hiện cụ thể trong cấu trúc nhóm, các thành viên của nhóm được phân bố trong mạng lưới các quan hệ quyền lực theo thứ bậc trên dưới-cao thấp; những người có bậc thang quyền lực ở bậc cao hơn có khả năng điều chỉnh hành vi thái độ của người khác thuộc nấc thang quyền lực thấp hơn.

o       Cùng với hệ thống quyền lực, tcxh là một tập hợp các vị thế và vai trò xh tuương ứng.

o       Các vai trò của thành viên tổ chức xh được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức. Thông qua các quy tắc do tổ chức xh đặt ra để điều chỉnh quan hệ giữa các vai trò, nhằm phối hợp việc thực hiện vai trò của các thành viên để hoạt động của tổ chức đi vào nề nếp và ổn định.

o       Phần lớn các tổ chức xh chính thức và công khai hóa các mối quan hệ của tổ chức, các thành viên của tổ chức có thể được biết ở mức độ khác nhau về nội dung của nó.

Tổ chức xh được xem như là 1 thể chế xh, một phương thức quản lí hay là một thuộc tính của xh. Hình thức của tổ chức xh luôn luôn thay đổi cùng với những thay đổi khách quan của toàn cảnh xh và sự thay đổi chủ quan của bản thân con người.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 21, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

tổ chức xã hội họcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ