Không Tên Phần 1

38 0 0
                                    

Thế hệ ngày nay, chắc nhiều người biết Thân Nhân Trung viết bài văn cho tấm bia đầu tiên ở Văn Miêu, ông ghi nhận về trí thức "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nưóc mạnh và ngày càng lớn, nguyên khí suy thì nước yếu và ngày càng xuống thấp." Đây là tư tưởng quan trọng nhất về văn hoá, giáo dục của Thân Nhân Trung đuợc trình bày tập trung, rõ ràng trong bài ký đề tên bia Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3(1442). Còn chính là khát vọng của cả dân tộc. Tư tưởng trên, trước hết khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia, là việc đem lại hưng thịnh cho đất nước.


Trong bài kí, Thân Nhân Trung không nói nhân tài mà nói "hiền tài". Bởi hiền tài không chỉ là người có cả tài năng, học rộng hiểu nhiều mà còn phải có cả đức hạnh, và rồi đem hết tài năng và đức hạnh phục vụ cho đất nước, cho nhân dân. "Nguyên khí" là chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. Vậy "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" có nghĩa là: Hiền tài, chính là phần cốt lõi, chất ban đầu để làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước. "Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp", câu nói đã khái quát hết được tất cả những vai trò của hiền tài đối với một quốc gia. Một đất nước càng có những người tài giỏi thì đất nước đó sẽ phát triển ổn định và có ít người tài hay thậm chí không có thì lại đẩy nước xuống dưới đáy của thế giới.  

Người  xưa có câu: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Thịnh suy của mỗi triều đại, quốc gia không thể tách rời khỏi yếu tố con người. Các triều đại Trung Hoa như nhà Hán có Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà giúp sức đã đánh bại Hạng Vũ thống nhất Trung Hoa. Nhà Tống có Bao Công, Dương Gia tướng giúp vượt qua cơn nguy nan... Ở nước ta, cũng không phải ngoại lệ. Triều Trần, các danh tướng như Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, đã khắc ghi vào những trang sử vẻ vang của dân tộc qua ba lần chống Nguyên Mông. Nhưng đến triều Hồ rồi triều Nguyễn mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không đưa đất nước thoát khỏi nạn ngoại xâm vì không có nhân tài phò trợ.

Lịch sử nhân loại, việc dùng người mỗi thời khác nhau tùy theo hoàn cảnh lịch sử, thời thế và vai trò, nhiệm vụ. Người chân chính có thực tài thật là hiếm hoi, cần phải biết tìm, biết trân trọng. Đất nước ta, từ xưa đến nay lúc nào cũng nhiều người hiền tài, tuy nhiên từng thời kỳ, từng lúc mà người hiền tài đó được khơi ra như thế nào. Thời phong kiến, ở nước ta đã có biết bao bài học khi biết trọng dụng trí thức thì công cuộc bảo vệ tổ quốc, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước phát triển rất hiệu quả nhờ tầng lớp trí thức khơi dậy, hoà đồng với nhân dân xã thân vì nghiệp lớn. "Hịch tướng sĩ " của Trần Quốc Tuấn, "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" là một bài thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt khẳng định chủ quyền của đất nước, Nguyễn Trãi với bảng hùng văn lịch sử "Bình Ngô đại cáo" là minh chứng cho sự sáng suốt của các bậc tiền nhân biết quý trọng, coi trọng và sử dụng tri thức trong các cuộc chiến tranh trên mật trận trí tuệ. Ý kiến của Thân Nhân Trung trải qua mọi thời đại vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách trọng dụng người tài để họ có cơ hội được phát triển bản thân, cống hiến sức lực của mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Những sinh viên xuất sắc, cán bộ có năng lực, ... đều được chính phủ trợ cấp chí phí sinh hoạt và học tập ở nước ngoài để mai này phục vụ đất nước. Bên cạnh đó, những cải cách giáo dục luôn được đưa ra để phù hợp với từng thời kì phát triển. Các trường học được xây dựng tạo điều kiện cho trẻ em mọi vùng miền đều có cơ hội học tập, các chính sách miễn giảm học phí cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đưa ra, những quỹ học bổng dành cho những em có thành tích cao trong học tập cũng được xây dựng và duy trì...



 Tuy nhiên, quan niệm về nhân tài hiện nay cũng chưa được đưa ra một cách đúng đắn. Người ta cho rằng các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở các Đại học là những nhân tài, cần được trải thảm đỏ đón về, mà không hiểu rằng việc có kết quả xuất sắc ấy, nhiều khi chỉ là "học gạo", thậm chí những tấm bằng chỉ do có tiền, có quan hệ mà có. Thậm chí khichính quyền đã chiêu mộ được người tài và đưa ra rất nhiều đãi ngộ tốt, họ vẫn chỉ về rồi lại đi vì một môi trường làm việc cũ kỹ, không phát huy được trí lực của bản thân họ. Vậy nên nếu chúng ta hiểu một cách sâu xa chân lý "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" không cần phải đốt đuốc lên mới thấy được người có thực tài mà chỉ cần có kế sách cụ thể, thực sự trân trọng tài năng, khiêm nhường mời gọi người tâm huyết để khơi nguồn hiền tài còn rất nhiều tiềm năng của đất nước để làm cho đất nước hưng thịnh và hiền tài ngày một nhiều thêm. 


  


Tư tưởng "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" của Trần Nhân Trung thường xuyên nhắc nhở các triều đại về chính sách đối với kẻ sĩ, và luôn luôn minh chứng lời nói bất hủ của ông về sự thịnh suy của đất nước gắn liền với sự thịnh suy của hiền tài. Và tư tưởng ấy vẫn luôn là một chân lí dù ở thời đại nào. Quốc gia nào muốn trường tồn thì phải làm theo đúng tư tưởng ấy mà thôi.


Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Sep 02, 2015 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

hiền tàiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ