Phân tích nội dung quy luật mâu thuẩn
CÂU HỎI 2:
Phân tích nội dung quy luật mâu thuẫn. Rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ quá trình hoạt động thực tiễn của bản thân. 60 phút
TRẢ LỜI:
NHẬP ĐỀ (Mở bài):
Mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều là thể thống nhất của các mặt đối lập của sự vật hiện tượng, thống nhất với nhau tạo nên một mâu thuẫn, khi mới xuất hiện mâu thuẫn biểu hiện ở sự khác nhau của hai mặt trong sự vật khác nhau do dần dần chuyển thành sự đối lập khi đó mâu thuẫn rõ nét 2 mặt đối lập đấu tranh với nhau sự đấu tranh phát triển dến gay gắt lên đến đỉnh cao thì xảy ra xung đột giữa hai mặt của mâu thuẫn hai mặt đó chuyển hóa với nhau trong những điều kiện nhất định tức là mâu thuẫn được giải quyết kết thúc sự thống nhất cũ của các mặt đối lập, một sự thống nhất mới xuất hiện, mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới ra đời, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế cho nó trong sự vật mới có sự thống nhất mới các mặt đối lập lại đấu tranh với nhau mâu thuẫn lại phát triển và lên đến đỉnh cao thì được giải quyết đó là sự chuyển hóa lẫn nhau của các mặt đối lập diễn ra thường xuyên làm cho sự vật vận động, phát triển không ngừng đó là quy luật vốn có của sự vật hiện tượng, sự chuyển hóa của các mặt đôi lập là tất yếu và diễn ra muôn hình muôn vẻ đối với các sự vật khác nhau
NỘI DUNG:
+ Mâu thuẫn biện chứng:
Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn trong đó bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Các mặt đối lập liên hệ với nhau, tác động qua lại với nhau đấu tranh với nhau và chuyển hóa cho nhau.
+ Mặt đối lập:
Mỗi sự vật hiện tượng cũng như giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác trong thế giới có vô vàn những mặt đối lập nhau, song chỉ có hai mặt đối lập biện chứng khi chúng có những thuộc tính sau:
- Đó là hai mặt đối lập " của nhau".
- Cả hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật hiện tượng nảo đó.
- Cả hai mặt đối lập cùng tham gia tạo nên bản chất của sự vật hiện tượng nào đó.
Mâu thuẫn biện chứng :
- Quá trình thống nhất của hai mặt đối lập làm cho một sự vật hiện tượng nào đó ra đời và tồn tại.
- Quá trình đấu tranh của hai mặt đối lập làm cho sự vật hiện tượng vận động phát triển không ngừng
- Quá trình chuyển hoá của hai mặt đối lập làm cho sự vật hiện tượng luôn vượt nó trở thành cái khác cao hơn nó
Quan niệm biện chứng về thống nhất và "đấu tranh":Thống nhất là sự cùng tồn tại bên nhau của hai mặt đối lập để xác định sự vật hiện tượng "nó là nó". Đấu tranh chỉ là sự vận động,sự triển khai ngược chiều hoặc sự nhằm vào nhau mà chuyển hóa của hai mặt đối lập.
Trong quan hệ với nhau thì thống nhất là tương đối tạm thời còn đuấu tranh là tuyệt đối,vĩnh cửu. Bởi vì cái thống nhất cụ thể luôn luôn bị phá vỡ để thay bằng cái thống nhất khác còn đấu tranh thì diễn ra không ngừng trong mọi thời điểm tồn tại của sự vật, hiện tượng.
+ Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn:
Quy luật này là cơ sở lý luận để xây dựng phương pháp tư duy mâu thuẫn. Phương pháp đó chỉ ra: Khi xem xét các sự vật hiện tượng trong thế giới phải luôn luôn đặt nó trong tình huống đối lập của nhau. Ví dụ: xem xét con người phải xem xét cả ưu điểm và khuyết điển.
+ Liên hệ đến quá trình hoạt động thực tiễn của bản thân:
- Không ngừng học tập để có tri thức mới tiến bộ hơn.
- Rèn luyện bản thân để bản thân đủ sức đấu tranh với cái xấu, cái chưa tốt, đấu tranh chống lại tiêu cực.
- Học thực chất thi thực chất, nói không với tiêu cực trong thi cử.
Là một học sinh trong nhà trường XHCN bản thân chúng em phải không ngừng học tập thật tốt để tiếp thu một cách khoa những nguyên lý, những quy luật của chủ Nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng vào thực tiển, để có quan điểm đúng đắn, khoa học trong chấp hành đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Điều đó đòi hỏi người học sinh trong học tập phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình để hình thành, củng cố nhân sinh quan cách mạng, tình cảm, nghị lực cách mạng để có sự thống nhất tính khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động. Ra sức đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái chưa tốt, đấu tranh chống lại tiêu cực
Đối với bản thân là học sinh phải nâng cao ý thức tránh nhiệm trong học tập như: "Sinh viên 5 tốt", "Sinh viên xây dựng môi trường thân thiện". Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành: Kết hợp lý thuyết học ở trường với thực tế lâm sàng ở bệnh viện trong việc chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân. Học thực chất thi thực chất, nói không với tiêu cực trong thi cử.
KẾT LUẬN:
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (QLTNVĐTGCMĐL) là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Nó vạch ra một trong ba phương diện cơ bản của bất kì sự phát triển nào diễn ra trong tự nhiên, xã hội và tư duy. QLTNVĐTGCMĐL giữ vị trí trung tâm trong phép biện chứng duy vật, được Lênin coi là thực chất, là "hạt nhân" của phép biện chứng duy vật. Nội dung của quy luật này là bất kỳ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào cũng đều chứa đựng trong bản thân nó các mâu thuẫn nội tại, các mặt, các yếu tố và các khuynh hướng đối lập nhau. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập tạo cho sự vật tính ổn định tương đối; còn sự đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo ra xung lực nội tại cho sự phát triển, nó làm cho mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt, và đến một giai đoạn nhất định thì được giải quyết bằng sự biến đổi căn bản hoặc bằng sự tiêu vong của cái cũ và xuất hiện cái mới. Trong mối quan hệ giữa hai mặt thống nhất và đấu tranh thì thống nhất chỉ là tạm thời, phản ánh sự cân bằng tương đối của các mặt đối lập, còn đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối. Chính tính phổ biến khách quan của quy luật này là cơ sở chức năng phương pháp luận trong nhận thức./
YOU ARE READING
Phân tích quy luật mâu thuẫn và áp dụng
ChickLitQuy luật mâu thuẫn trong triết học mác lê nin