Đề cương Dược

10.1K 49 4
                                    

I. DƯỢC ĐỘNG HỌC – DƯỢC LỰC HỌC              

Câu 1: Trình bày các tính chất lý hóa ảnh hưởng đến vận chuyển thuốc qua màng sinh vật.

Các tính chất lý hóa của thuốc bao gồm:

a) Trọng lượng và kích thước phân tử:

- Thuốc là các phân tử thường có trọng lượng phân tử PM ≤ 600.

- Kích thước phân tử của thuốc có thể thay đổi từ rất nhỏ cho tới rất lớn, đa số có PM từ 100 – 1000. Để gắn khít với 1 loại receptor, phân tử thuốc cần đạt được 1 kích thước duy nhất đủ với kích thước của receptor đặc hiệu à thuốc sẽ không gắn được vào các receptor khác (mang tính chọn lọc).

Kinh nghiệm cho thấy: PM nhỏ nhất phải đạt khoảng 100 và không quá 1000 (vì nếu lớn quá thì sẽ không qua được các màng sinh học để tới nơi tác dụng).

b) Độ tan:

Các phân tử thuốc được sản xuất dưới các dạng bào chế khác nhau để:

- Tan được trong nước (dịch tiêu hóa, dịch khe), do đó dễ được hấp thu.

- Tan được trong mỡ: để thấm qua được màng tế bào, gây ra được tác dụng dược lý vì màng tế bào chứa nhiều phospholipids.

à Vì vậy, để được hấp thu vào tế bào thuận lợi nhất, thuốc cần có 1 tỷ lệ Tan trong nước/ Tan trong mỡ thích hợp.

c) Bản chất:

- Các thuốc đều là các acid yếu hoặc base yếu.

- Các phân tử thuốc còn được đặc trưng bởi hằng số phân ly pKa:

pH= pKa+ log( dạng ion hóa/ dạng không ion hóa)   ---> phương trình Henderson Hassenbach

+) Thuốc ở dạng ion hóa: không khuếch tán được qua màng.

+) Thuốc ở dạng không ion hóa: có thể khuếch tán qua màng.

Khi 1 thuốc có hằng số pKa = pH của môi trường, 50% thuốc ở dạng ion hóa, 50% ở dạng không ion hóa.

è Nói chung, 1 thuốc phân tán tốt, dễ hấp thu khi:

1) Có trọng lượng phân tử thấp.

2) Ít bị ion hóa: phụ thuộc vào pKa của thuốc và pH của môi trường.

3) Dễ tan trong dịch tiêu hóa (tan trong nước).

4) Tan được trong mỡ của màng tế bào.

Câu 2: Trình bày về hằng số phân ly của thuốc, phương trình Henderson – HasselBach.

- Các phân tử thuốc còn được đặc trưng bởi hằng số phân ly pKa.

+) Phương trình Henderson – Hasselbach:

pH= pKa+ log( dạng ion hóa/ dạng không ion hóa) 

+) Cho 1 acid:

pKa = pH + log( nồng độ phân tử/ nồng độ ion)

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 30, 2013 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Đề cương DượcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ