Trần Tế Xương ( bút danh là Tú Xương ) là một nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học nước nhà. Thơ của ông gồm 2 mảng: trào phúng và trữ tình. Dòng trữ tình trong thơ của ông đôi khi được tách ra thành những bài thơ trữ tình thuần khiết và thấm thía. Trong sáng tác của ông, có hẳn một đề tài viết về bà Tú gồm thơ, văn tế, câu đối. Bà Tú phải chịu nhiều vất vả gian truân, nhưng bà có niềm hạnh phúc ngay khi còn sống đã được đưa vào thơ của Tú Xương bằng tất cả niềm thương yêu và trân trọng của chồng. Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú.
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Câu thơ mở đầu nói hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú. Hoàn cảnh vất vả, làm lũ được gợi lên qua cách nói thời gian, nêu địa điểm. "quanh năm" gợi một thời gian đằng đẵng, là 12 tháng, từ tháng giêng đến tháng chạp, cũng có nghĩa là hết năm này đến năm khác. Cái công việc dường như theo đuổi bà Tú suốt cả đời. Nơi bà Tú buôn bán là mom sông, phần đất nhô ra ở lòng sông, nơi người làng chài thường tụ tập mua bán. Nơi ấy rất chênh vênh nguy hiểm.
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Công việc thì nhọc nhằn, thu nhập thì ít ỏi, nhưng bà Tú lại phải lo lắng cho cả một gia đình sáu miệng ăn. Hơn nữa, không phải là sáu mà là "năm con với một chồng", "Năm con" là số nhiều, nhưng dù sao cũng chịu được, lo cho chúng chỉ cần bát cơm, manh áo. Nhưng ông chồng, là "một", nhưng là chi phí bằng cả năm đứa con kia. Có khi còn hơn thế nữa! Mỗi khi ông lều chõng đi thi, tiền lưng gạo bị lại đổ lên đầu vợ, chưa nói đến khi đồng chè đồng rượu, cao hứng còn lên phố đi hát, cũng tiền vợ nốt.. Nhiều khoản chi như thế nhưng lúc nào bà cũng lo "đủ". Thật là đảm đang tháo vát biết chừng nào, chiều chồng biết chừng nào!
Lặn lội thân cò khi quẵng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ. Tú Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Có điều hình ảnh con cò trong ca dao đầy tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ của ông còn tội nghiệp hơn.Hình ảnh về một loài chim hiền lành, chăm chỉ âm thầm nhặt nhạnh, kiếm ăn nơi ruộng lúa, bãi sông đã trở thành biểu tượng về những người phụ nữ lam lũ suốt đời vì chồng, vì con, chẳng mấy khi nghĩ đến bản thân mình. Nghệ thuật đảo ngữ " lặn lội thân cò " lên đầu câu và cách thay từ " con " bằng từ " thân " cò làm tăng nỗi vất vả gian truân của bà Tú.
Nếu câu thứ ba gợi sự vất vả, đơn chiếc thì câu thứ tư lại làm rõ sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú.
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Từ láy " eo sèo " chỉ âm thanh kỳ kèo, mặc cả, trả giá giữ chợ trời. Hai câu thơ đối nhau về từ ngữ " buổi đò đông " " khi quẳng vắng " nhưng lại tiếp nhau đề làm nổi bật sự nguy hiểm, vất vả, gian truân của bà Tú.
Nhưng đó là bà Tú trong con mắt của ông Tú, còn với bà không hề có một lời kêu ca phàn nàn mà là một thái độ chịu đựng vốn thường có của người phụ nữ phương Đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Những số từ được dùng rất khéo, vừa theo thứ tự tăng dần vừa đối nhau: một, hai, năm, mười, gợi được những khó khăn chồng chất ngày một tăng dần, và sức lực phi thường của người vợ, gánh vác tất cả. Thật là kiên cường nhưng sao mà tội nghiệp! Phần lớn phụ nữ nhờ chồng mà được hưởng niềm sung sướng, còn với bà Tú chỉ là thêm một món nợ cả đời. Nhập thân vào nhân vật, Trần Tế Xương nói hộ những nỗi thiệt thòi của vợ nhưng đồng thời cũng thấy rõ cái đức hi sinh của người bạn đời. Kết thúc hai câu thơ cũng là sau những khó khăn được đưa ra là lời khẳng định: âu đành phận / dám quản công. Một thái độ dứt khoát, một sự chấp nhận không cần bàn cãi, một cách ứng xử hiển nhiên. Người phụ nữ Việt Nam là vậy, bà Tú Xương là vậy, họ coi "giang sơn nhà chồng" là việc của mình, họ tự nguyện gánh vác không so đo oán than.
Bà chỉ âm thầm chịu đựng, cho nên ông Tú đã trách hộ bà:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Lời thơ như là tiếng chửi. Mà là chửi thật: "Cha mẹ thói đời...". Không phải là người vợ chịu nhiều vất vả thiệt thòi chửi mà người chồng tự chửi mình đấy thôi. Chữ "hờ hững" nghe sao mà chua chát. Bà Tú lấy phải một ông chồng bạc bẽo, chẳng giúp gì cho gia đình, cho vợ, chẳng làm được trụ cột lại còn để vợ phải nuôi báo cô. Thật là có chồng mà như không có, thậm chí còn khổ hơn không chồng.
Tự kết bài J))
6 7"]
BẠN ĐANG ĐỌC
Thương Vợ 1 - Tú Xương
PoetryTrần Tế Xương ( bút danh là Tú Xương ) là một nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học nước nhà. Thơ của ông gồm 2 mảng: trào phúng và trữ tình. Dòng trữ tình trong thơ của ông đôi khi được tách ra thà...