Untitled Part 3

400 1 0
                                    

  21) Em ước được nghỉ tiết học của cô.

Ở lớp 7C sau khi giảng bài xong, cô giáo Lan hỏi vui:- Nếu cô cho các em một điều ước trong khả năng của cô, các em sẽ ước gì?Cả lớp cười, bỗng cô nghe thấy cuối lớp có tiếng học sinh đáp:- Thưa cô, em ước được nghỉ tiết học của cô ạ.Là cô giáo Lan, bạn ứng xử thế nào?1. Lờ đi coi như không nghe thấy câu nói đó và "đánh trống lảng" sang chuyệnkhác.2. Tự ái, phê bình em học sinh đó về ý thức học tập.3. Vẫn thái độ vui vẻ, bạn giải thích cho em hiểu bạn không thể đáp ứng đượcđiều ước đó của em, nhưng cũng rút kinh nghiệm trong việc nói chuyện vui vẻvới các em vào những lần sau để tránh bị học sinh đẩy vào tính huống khó xử.

****************

Sau những giờ học căng thẳng, một vài câu chuyện vui hay những lời tâm sự cởimở giữa cô và trò là một món ăn tinh thần thực sự quý giá. Nó chính là một sợigiây vô hình gắn kết tình thầy trò trong một bầu không khí gần gũi, thương yêuvà cũng là phút thư giãn hiếm hoi để chuẩn bị bước vào những tiết học sau.Bạn hiểu được ý nghĩa cũa việc đó và bắt đầu câu chuyện của mình một cách"hồn nhiên". Nhưng ai ngờ được rằng chính sự vô tư ấy lại đặt bạn vào một tìnhthế khó xử.Ai cũng đã từng trải qua một thời học trò tinh nghịch, ngây thơ chắc sẽ hiểu đượcrằng ở tuổi này đôi khi chúng ta "lỡ" nói những lời quá vô tư và bồng bột. Quảthật khi nghe bạn hỏi, các em đã trả lời một cách chân thành không dấu diếm. Vớihọc sinh sau 3-4 tiết học căng thẳng nếu được "giải lao" hẳn một tiết thì còn gìbằng. Thế là chúng hồn nhiên nói ra điều ước của mình. Nhưng điều đó có thểlàm bạn phật lòng và nặng nề hơn lại bị quy kết là thiếu ý thức học tập? Cũng cóthể lắm chứ. Nhưng đừng vội trách mắng học sinh vì như thế sự cởi mở và chânthành của các em đã bị thái độ "nghiêm túc quá" của cô làm cho tắt ngấm. Và lầnsau chắc sẽ rất khó để học sinh có thể biểu lộ sự chân tình và hồn nhiên trẻ conđáng yêu của mình.Như vậy dù học sinh của bạn có trả lời như thế nào, bạn hãy duy trì sự dịu dàngvà gần gũi của mình. Sự hóm hỉnh sẽ là chìa khóa giúp bạn thoát khỏi tình huốngnày. Bạn sẽ vui vẻ giải thích cho các em hiểu rằng, với tư cách là giáo viên, bạnkhông thể đáp ứng "điều ước" này của các em vì không thể bỏ qua quy định củanhà trường. Nhưng bạn luôn thể hiện cho học sinh thấy bạn luôn thấu hiểu nhữngvất vả trong công việc học tập của học sinh, chính vì thế bạn sẽ cố tạo ra nhữngcâu chuyện cười, những phút thư giãn để động viên tinh thần của các em. Ở vàonhững tình thế này, sự cởi mở, chân tình và óc hài hước của bạn sẽ được vậndụng tối đa.

22) Khi học sinh từ chối thực hiện yêu cầu của cô.

Khi bước vào dạy tiết 2, bạn nhìn thấy bảng chưa lau và mấy mẩu giấy vụn còn nằm rải rác trên nền lớp học, bạn gọi một học sinh ngồi ở đầu bàn trên cùnglên xóa bảng và nhặt những mẩu giấy vụn đó đi. Nhưng vừa dứt lời thì em họcsinh đó đứng lên và nói: "Thưa cô, em không vứt giấy ra lớp và hôm nay cũngkhông phải đến phiên em trực nhật". Nói xong, học sinh đó ngồi xuống.Trong tình huống đó, bạn sẽ phản ứng thế nào? (lựa chọn 1 trong 4 cách sau)1. Phê bình em học sinh đó và dứt khoát yêu cầu em phải lên nhặt giấy vụn đểđảm bảo uy tín của cô.2. Gọi em khác hoặc em trực nhật lên dọn.3. Không nói gì thêm mà lẳng lặng bước lên bục giảng xóa bảng và cúi xuốngnhặt mấy mẩu giấy vụn bỏ vào sọt rác. Sau đó bạn bắt đầu bài giảng một cáchbình thường như không có chuyện gì xảy ra.4. Bạn sẽ nói rằng: "Vậy thì em có thể làm giúp cô được không?" Sau đó bạnnên khen ngợi em học sinh đó đồng thời nhắc nhở người trực nhật lần sau rút kinh nghiệm.

Một số tình huống sư phạm thường gặpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ