Untitled Part 1

57.8K 439 87
                                    




                  

Nhắc đến vị Điện soái thượng tướng quân dưới đời vua Trần Anh Tông, oai phong lẫm liệt, uy danh lẫy lừng, thoạt nghe những tưởng chỉ có thể múa giáo chốn sa trường song mấy ai ngờ rằng tướng quân cũng chẳng kém tài khi múa bút. Phạm Ngũ Lão – cái tên mỗi lần nêu đến người đời lại chẳng tiếc chi mà kèm theo bốn chữ "văn võ toàn tài". Có thể vì là một võ tướng nên ngòi bút của ông để lại cho đời không nhiều tác phẩm nhưng tất cả đều là những danh tác vươn đậm hơi thở của hào khí Đông A – cái khí thế bất khuất của triều đại mà ông đang sống. Tiêu biểu nhất trong đó là tác phẩm "Tỏ lòng",  bài thơ mang trọn khí thế hào hùng của một thời đại và hoài bão lớn lao của vị danh tướng khi tuổi đời ông còn rất trẻ.

            Tỏ lòng là bài thơ được Phạm Ngũ Lão chấp bút viết nên trong không khí quyết chiến quyết thắng của quân dân đời Trần khi lực lượng nước Đại Việt đã lớn mạnh nhưng vẫn chưa đi đến thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên. Có ai mà ngờ được từ một người anh hùng xuất thân bình dị, ngồi đan sọt mà lo việc nước, đến một vị dũng tướng anh minh cơ trí, có thể viết nên những vần thơ bày tỏ lòng mình, viết nên những khát khao, những hoài bão, những quan điểm cao đẹp bằng những vần thơ hay và sâu sắc đến vậy. "Tỏ lòng" là niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quóc bị xâm lăng, hay nói cách khác bài thơ chính là bức chân dung tự họa của chính tác giả:

"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu."

      Như đấy mở đầu bài thơ là hình ảnh người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo, dáng đứng đầy uy nghiêm, hùng dũng, kiên cường, tư thế sẵn sàng chiến đấu vì tổ quốc, không ngần ngại trước mọi giặc thù mưu đồ xâm lược... thoắt chốc đã làm hiện lên một khí thế áp đảo, nguồn sức mạnh to lớn tiềm tàng trong hai chữ ngắn gọn – "hoành sóc". Song bản dịch thơ lại dịch "múa giáo", phần dịch tiếc thay đã làm mất đi vẻ oai vệ chắc chắn của hình ảnh, có vẻ hơi thiên về phô diễn động tác, chưa lột tả hết ý nghĩa cất chứa trong từ "hoành sóc".  Hình ảnh người tráng sĩ oai hùng đó không được đặt vào nơi chiến trường tan hoang, dữ dội, Phạm Ngũ Lão lại mang nó đặt vào không gian rộng lớn, bao la của giang sơn đất nước, vào chốn núi non trùng điệp, sông xanh nước biếc như tranh họa đồ. Lấy không gian kỳ vĩ, bạt ngàn ấy làm thước đo, ông đo ngọn giáo trên tay người tráng sĩ bằng chiều ngang của non sông, đo tầm vóc người cầm giáo bằng kích thước của đất trời. Có núi sông làm bức nền, hình ảnh ấy lại càng thêm lớn lao, nổi bật. Ra chiến trường theo tiếng gọi của con tim yêu nước, trách nhiệm chiến đấu và chiến thắng luôn đè nặng trên vai, để mang được gánh nặng đó đòi hỏi bên trong con người phải có một nghị lực cùng lòng quả cảm phi thường biết nhường nào. Xuất phát từ tinh thần làm chủ đất nước vô cùng sâu sắc, ý chí bảo vệ đất nước rất mực kiên cường, tầm vóc của người tráng sĩ đã được Phạm Ngũ Lão nâng lên một tầm cao mới, sánh ngang với vũ trụ đất trời. Vẫn không dừng lại ở đó, tư thế hiên ngang, tầm vóc hoành tráng ấy lại được đo bằng một thước đo khác, thước đo của thời gian.             "Kháp kỉ thu" – trải mấy thu, đã qua bao lần thu đến rồi đi, hình ảnh kia vẫn không một chút suy dời, vẫn vững vàng như vậy, vẫn oai vệ như thế bởi nó đâu phải được gầy dựng trong một phút chốc để dễ dàng tan biến như một thoáng qua, hình ảnh người tráng sĩ thời Trần đã được hun đúc từ bao nhiêu cuộc chiến, bao nhiêu thử thách chông gai. Song dù có cam go đến mấy, hiểm nguy đến mấy, bóng người cầm ngang ngọn giáo ấy vẫn vững vàng tư thế, vẫn bền bỉ mãi chẳng chuyển dời.

Phân tích bài thơ "Thuật hoài" (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ LãoNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ