Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với văn học Việt Nam

949 0 0
                                    

Việc chữ Hán trong nhiều thế kỷ được dùng làm ngôn ngữ viết chắc chắn đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn học Việt Nam, đến mức văn hóa Trung Hoa và Việt Nam, ở nhiều phương diện, không thể tự phân biệt. Cho đến trước khi chữ Nôm ra đời - một việc làm đánh dấu sự cố gắng đầu tiên nhằm văn tự hóa tiếng Việt - thì toàn bộ văn học Việt Nam đều dùng chữ Hán còn tiếng Việt bị giới hạn trong phạm vi nói năng. Hình thức mới của chữ viết dân tộc bắt nguồn từ chữ Hán1 này không bao giờ được coi trọng trong cung đình trừ thời kỳ ngắn ngủi dưới triều Hồ Quý Ly đầu thế kỷ 15 và dưới triều Quang Trung đầu thế kỷ 18.

Hơn thế hình thức chữ viết này không bao giờ có thể đáp ứng được khát vọng của những người mong muốn xóa bỏ ranh giới phân chia giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết vì để có thể dùng được chữ Nôm trên thực tế phải biết chữ Hán. Mặc dù vậy hình thức chữ viết mới này đương nhiên rất được những người trong giới trí thức hoan nghênh. Họ dùng nó để làm thơ cũng như viết tiểu thuyết bằng thơ (truyện thơ) thường lấy cảm hứng từ văn học Trung Quốc. Hai hình thức chữ viết chủ yếu là của riêng các sĩ phu này dần dần bị thay thế bởi chữ quốc ngữ, thứ chữ viết xuất hiện vào thế kỷ 19 gắn với việc Pháp xâm lược quân sự Việt Nam. Chữ quốc ngữ xuất hiện không thể không vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của những người yêu nước phản đối lại việc chiếm đóng đất nước họ. Năm 1865 xuất hiện tờ báo quốc ngữ đầu tiên, tờ Gia Định Báo, ra hàng tháng do người Pháp lập ra, còn năm 1919 chính những kẻ đi xâm chiếm này đã chấm dứt chế độ khoa cử Hán Việt và đặt ra hệ thống giáo dục mới.

Chúng tôi sẽ tìm hiểu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đối với văn học chữ Hán và chữ Nôm của Việt Nam, và sau đó đặc biệt chú ý đến ảnh hưởng đối với văn học bằng chữ La tin hóa (quốc ngữ) bởi vì nền văn học quốc ngữ này được đặc tả bằng trào lưu dịch tiểu thuyết Trung Quốc. Đáng chú ý hơn cả là mục đích của Pháp khi thay chữ Hán bằng chữ La tin hóa cốt để cắt đứt văn hóa Việt Nam ra khỏi văn hóa Trung Hoa.

1. Tiểu thuyết chữ Hán của Việt Nam

Việc dùng chữ Hán ở Giao Châu (nay là Việt Nam) có thể đi ngược về tận đời Hán. Đời Đường có những người Việt Nam sang học tại Trung Quốc và sau đó ở lại làm quan, nổi tiếng nhất là Khương Công Phụ từng làm đến Gián nghị đại phu trong triều đình Trung Quốc2. Năm 939 Việt Nam lần đầu tiên tuyên bố là một quốc gia độc lập nhưng vẫn chưa làm thay đổi được địa vị của chữ Hán, nó vẫn là thứ ngôn ngữ quan phương cũng như Nho giáo vẫn là hệ tư tưởng chính thống. Và tiếp đó, qua các bản dịch chữ Hán, người Việt Nam được khai tâm về Phật giáo.

Cũng như Trung Quốc trong thời kỳ này văn xuôi nói chung gắn với sử. Những đoạn văn xuôi sớm nhất là chỉ dụ do chính nhà vua viết, là bản tấu của các quan đại thần và lời bàn của các sĩ đại phu chứ không phải là các tác phẩm hư cấu. Có lẽ phải đến thế kỷ 13,14 mới xuất hiện các tác phẩm thuộc một thể loại mới: đó là những câu chuyện thuộc loại sử chịu ảnh hưởng của chí quái Lục triều và truyền kỳ đời Đường. Trong số đó văn bản cổ nhất hiện còn là Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên có niên đại 1329. Tác phẩm này gồm 27 truyền thuyết theo lối truyện ký3. Một tác phẩm nữa cùng loại là Lĩnh nam chích quái (1493) của Trần Thế Pháp. Bộ sưu tập những quan sát kỳ dị này nằm giữa sử và hư cấu. Dường như chỉ với Truyền kỳ mạn lục chúng ta mới đặt chân thật sự vào địa hạt của hư cấu lịch sử. Tác giả của nó là Nguyễn Dữ, sống vào đầu thế kỷ 16, xuất thân từ một gia đình có học. Bản thân ông đã đỗ kỳ thi Hội và từng làm tri huyện ở Thanh Toàn. Nhưng chán nản vì chính sự rối ren, buồn phiền vì vận nước ông đã quyết định về ở ẩn, lấy cớ là phải chăm sóc mẹ già. Đó chính là thời kỳ ông viết tác phẩm của mình dựa theo Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (1347-1433)4 Trung Quốc, chúng ta đều biết Tiễn đăng tân thoại rất phổ biến ở Trung Quốc, tác phẩm mô phỏng đầu tiên là Tiễn đăng dư thoại của Lý Xương Kỳ xuất hiện vào năm 1420 và ngay sau đó còn có thêm nhiều tác phẩm khác mà Mịch đăng nhân thoại của Thiệu Cảnh Chiêm (1592)5 nằm trong số đó. Chắc chắn loại tác phẩm “Tiễn đăng” này được đón chào không kém nồng nhiệt ở Việt Nam. Việc mô phỏng của Nguyễn Dữ cho chúng ta thấy rõ tác phẩm này đã nổi tiếng ngay đầu thế kỉ 166. Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm sớm nhất hiện còn của tiểu thuyết phúng thích Việt Nam. Nó được tái bản vài lần và đáng chú ý là có một bản in thú vị với lời tựa viết năm 1783 có chú giải bằng chữ Nôm và những lời bình khác nhau7. Tác phẩm này được đánh giá rất cao trong giới học thuật, những người này đã coi tác giả của nó là người phát ngôn cho tầng lớp trí thức thời đại mình, thể hiện sự bất bình của họ đối với những rối ren xã hội và dự cảm được sự trỗi dậy của một tầng lớp xã hội mới ở Việt Nam thế kỷ 16. Nhờ vào sự thần kỳ để cho hồn ma chồn cáo biến thành văn nhân khuyên răn tầng lớp thống trị, biến thành người đẹp dùng miệng lưỡi đưa ra những lời giáo huấn Nho giáo có thể giúp tác giả phê phán được mà không bị phiền toái. Tác phẩm này có phần tục biên là Truyền kỳ tân phả do Đoàn Thị Điểm (1705-1748) viết. Bà làm nghề dạy học và cũng nổi tiếng với bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm do Đặng Trần Côn viết bằng chữ Hán (đầu thế kỷ 18).

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Sep 15, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với văn học Việt NamNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ