quan điểm "Kết quả của thương mại quốc tế: bên có lợi, bên bị thiệt hại"

698 1 0
                                    

Câu 1: Giải thích quan điểm sau đây của trường phái Trọng thương: Kết quả của thương mại quốc tế: bên có lợi, bên bị thiệt hại.  Anh chị nhận định như thế nào về quan điểm trên? Giải thích. Theo anh chị hiện nay thương mại quốc tế phát triển theo xu hướng nào? Giải thích.

* Nhận định về quan điểm trên: Chống lại.

* Giải thích:

- Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, tầm quan trọng kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá".

- Thương mại quốc tế là sự mở rộng hoạt động thương mại ra khỏi phạm vi một nước. Thương mại quốc tế là lĩnh vực trao đổi hàng hóa trên thế giới. Thông qua hoạt động thương mại quốc tế để bán hàng hóa, thu lợi nhuận.

- Các quốc gia trên thế giới hiện nay dù lớn hay nhỏ, sớm hay muộn đều đi theo xu hướng tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác kinh tế  khu vực và thế giới, đa phương, đa chiều, đa lĩnh vực, trong đó thương mại là một trong những lĩnh vực được coi là trọng tâm.

* Kết luận và nhận định: thương mại quốc tế  lúc đầu ra đời từ lý thuyết lợi thế so sánh, nhưng khi lực lượng sản xuất phát triển, sự phân công lao động quốc tế phát triển thì thương mại quốc tế chủ yếu do phân công lao động quốc tế quyết định.

      Song vì thế giới đang chịu tác động của quy luật phát triển không đều nên thương mại quốc tế cũng diễn ra trong bối cảnh thế và lực không ngang nhau. Hiện nay nhân loại đang phải chịu đựng một kiểu thương mại quốc tế tư bản, kiểu tự do hóa thương mại theo yêu cầu bành trướng của tư bản. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại đặt ra nhiều thời cơ và nhiều thách thức cho các quốc gia khi tham gia thương mại quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế.

 * Xu hướng phát triển thương mại quốc tế ngày nay:

- Ngày nay, thương mại quốc tế ngày càng gắn liền với tăng trưởng kinh tế. Một mặt, thương mại quốc tế là phương tiện để cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất, vì vậy nó quyết định khả năng và trình độ sản xuất của một nước. Mặt khác, thương mại quốc tế còn là đòn bẩy của tăng trưởng kinh tế theo nghĩa nó là phương cách để một ngành sản xuất có thể mở rộng quy mô tới mức tối ưu mà một nước có thể khai thác tối đa lợi thế so sánh của mình. Trong trường hợp này, thị trường thế giới vừa là động lực, vừa là môi trường định hướng cho sự phát triển.

- Ngày nay dưới sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là cách mạng thông tin, lợi thế so sánh của các nước đã có sự biến đổi nhanh chóng, phân công lao động quốc tế phát triển sâu, rộng, sự xuất hiện thương mại điện tử… làm cho việc giao lưu hàng hóa vì thế diễn ra hết sức nhanh chóng, nhộn nhịp và tiện lợi trên phạm vi toàn cầu. Đặc điểm nổi bật về xu hướng phát triển thương mại quốc tế ngày nay là:

1. Nội dung hoạt động thương mại rộng lớn mang tính quốc tế, chi phối hầu hết các lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội. Do đó, thương mại ngày nay không chỉ là những hoạt động mua bán sản phẩm hàng hóa vật thể mà còn bao gồm cả những hành vi mua bán và dịch vụ phi vật thể, tất cả đều nhằm thu lợi nhuận.

2. Hình thành các loại hình công ty, tập đoàn lớn, công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia, với phạm vi hoạt động không biên giới và hình thành các tổ chức, hiệp hội thương mại khu vực và toàn cầu. Phạm vi tác động của thương mại quốc tế ngày nay mang ý nghĩa vô cùng sâu rộng, bao gồm nhiều thành phần thương mại, nhiều thương nhân và hợp thành mạng lưới chằng chịt các loại hình kinh doanh và dịch vụ; vừa liên doanh, liên kết, vừa tự do hoá, vừa độc quyền, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, vừa bình đẳng và không bình đẳng trong kinh doanh, đều cùng nhau tham gia hoạt động mua bán và dịch vụ trên thị trường, trên cơ sở hành lang pháp luật quốc gia và luật lệ quốc tế.

3. Xu thế liên doanh liên kết thương mại song phương, đa phương, bình đẳng ngày càng mở rộng và không ngừng phát triển. Đặc điểm kinh doanh thương mại ngày nay gồm hai chiều hướng: Một là, kinh doanh chuyên ngành, theo một sản phẩm hay một thương hiệu nhất định thành một hệ thống trên toàn cầu. Hai là, tổ chức mô hình những công ty, tập đoàn kinh doanh tổng hợp với nhiều loại hình, nhiều hàng hóa và dịch vụ khác nhau để nâng cao ưu thế cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường khu vực và thị trường thế giới.

4. Tự động hóa, hiện đại hóa, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, mua bán qua mạng, hoạt động kinh doanh và dịch vụ mang tính phổ biến và ngày càng phát triển.

5. Do cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt, thương mại không ngừng cải tiến phương thức phục vụ hiện đại và luôn luôn đổi mới dịch vụ theo xu hướng lấy người tiêu dùng làm trọng tâm và coi khách hàng như "thượng đế".

quan điểm "Kết quả của thương mại quốc tế: bên có lợi, bên bị thiệt hại"Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ