Bài Làm

206 0 0
                                    


BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ VÀ TẤM LÒNG TRƯƠNG HÁN SIÊU VỚI ĐẠI VIỆT
1. "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu là một trong những bài phú chữ Hán nổi tiếng bậc nhất từ thời Trần còn lại đến nay. Có nhiều vấn đề cần giải mã tác phẩm xuất sắc này, một trong những vấn đề cốt tử làm nên sức sống lâu dài của nó, có lẽ chính là nỗi lòng của Trương Thăng Phủ với những vấn đề liên quan đến vận mệnh của vương triều Trần, sâu xa hơn là vận mệnh của nhân dân, dân tộc, của non sông đất nước Đại Việt muôn quí ngàn yêu.

Có thể coi bài phú như một lời cảnh báo, một thông điệp về nguy cơ sụp đổ không thể tránh khỏi của nhà Trần bằng lối phúng dụ quen thuộc, bằng phong cách ôn nhu đôn hậu, thâm trầm kín đáo của một bậc thầy vua đối với Trần Dụ Tông. Bài viết này mong muốn làm sáng tỏ điều đó.


2. Tác giả bài phú là một bậc túc nho, một trong những nhân vật chính trị, văn hóa lớn đương thời. Trương Hán Siêu (?- 1354), tự Thăng Phủ, người làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên, nay thuộc phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình. Thời trẻ làm môn khách của Trần Hưng Đạo, lập được nhiều công trạng trong hai lần chống Nguyên-Mông, được Hưng Đạo Vương tiến cử lên triều đình. Năm 1308 thời Trần Anh Tông, được bổ chức Hàn lâm học sĩ, sau được thăng chức Hành khiển. Năm 1339 giữ chức Môn hạ hữu tư lang trung. Năm Thiệu Phong thứ nhất đời Trần Dụ Tông (1341) theo lệnh vua, ông cùng Nguyễn Trung Ngạn soạn hai bộ Hình thưHoàng triều đại điển, xây dựng các căn cứ pháp chế cho việc cai trị. Năm 1342 bị giáng làm Tả tư lang trung kiêm Kinh lược sứ Lạng Giang. Năm 1345 thăng Tả gián nghị đại phu. Năm 1351 thăng Tham tri chính sự (như chức Thượng thư). Năm 1353 được giao cầm quân đánh dẹp phía nam và trấn thủ Hóa Châu (vùng Huế ngày nay). Năm 1354 xin trở về triều, được chuẩn y, chưa về thì mất. Được truy phong Thái Bảo. Tuy không đỗ đạt cao, nhưng ông là một học giả uyên thâm, có tư tưởng tôn Nho và bài trừ những yếu tố tha hóa của Phật giáo đương thời, đề cao ý thức quốc gia, được các vua Trần tôn quí như bậc thầy. Khi ông mất, vua bãi triều 3 ngày để tỏ lòng thương tiếc. Cùng vớiChu An, ông được tòng tự tại Văn Miếu với các tiên hiền của đạo Nho. Tác phẩm viết bằng chữ Hán còn lại: Bạch Đằng giang phú, Cúc hoa bác vịnh(thơ 7 bài còn 4) Dục Thúy sơn, Hóa Châu tác, Quá Tống đô (thơ), Khai Nghiêm tự bi kí, Dục Thúy Sơn Linh Tế tháp kí (bi minh kí).

3. Đối tượng hướng tới của bài phú chủ yếu chính là Trần Dụ Tông (1335 – 1363). Vua tên húy là Hạo, con thứ 10 của Thái Thượng hoàng Trần Minh Tông, lên ngôi năm 6 tuổi với niên hiệu Thiệu Phong (1341), ở ngôi 28 năm, hưởng thọ 34 tuổi. Dưới sự cai trị của Dụ Tông, niên hiệu Thiệu Phong, chính sự tốt đẹp, từ niên hiệu Đại Trị về sau, chơi bời quá độ, cơ nghiệp nhà Trần suy yếu từ đó (Đại Việt sử kí toàn thư).

4. Là người từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên, từng chứng hiến thời kì cực thịnh, huy hoàng của vương Trần, nhưng đến thời Dụ tông thời thế đã khác. Đến nay ta không có cứ liệu chính xác về thời điểm ra đời của Bạch Đằng giang phú, nhưng có thể suy đoán rằng tác phẩm ,có lẽ ra đời vào những năm tháng mà cơ nghiệp nhà Trần đã suy vi, hoặc chí ít thì những dấu hiệu suy vi đã hiện rõ. Bài phú viết về một địa danh lịch sử nổi tiếng của dân tộc: dòng sông Bạch Đằng, niềm tự hào của người Đại Việt trong sự nghiệp bảo vệ độc lập tự chủ trước các thế lực xâm lược từ phương Bắc tới, địa danh mà hàng trăm năm sau, triều đình phong kiến phương Bắc đầy tự mãn nước lớn vẫn còn vô cùng căm tức, nể sợ và kính trọng trước vế đối đầy khẳng khái của Giang Văn Minh khi đi sứ (vế ra của người phương Bắc:Đồng trụ chí kim đài dĩ lục (Cột đồng (Mã Viện chôn để yểm bùa ở nước ta từ thời Hán) đến nay rêu đã xanh; vế đối của Giang kẻ sĩ: Đằng giang tự cổ huyết do hồng (Sông Bạch Đằng tự xưa máu vẫn còn đỏ)). Nhưng đó là câu chuyện sau này. Đề tài của bài phú là vịnh cảnh, vịnh sử. Với người xưa, đề vịnh thường để bộc lộ tâm sự trước thời cuộc, tức viết về cái xưa cũ mà không làm cho nó chết thêm một lần nữa, mà từ những vấn đề của quá khứ mà thanh nghị những vấn đề của hiện tại. Giả Nghị viết quá Tần luận, Tư Mã Thiên viết Sử kí... cũng trên tinh thần ấy. Đó chính là tinh thần dĩ cổ vi kim, từ những sự kiện, những bài học lịch sử mà bổ khuyết những khiếm khuyết, sai lầm của hiện tại. Có lẽ trên tinh thần ấy mà Trương Thái Phó đã viết bài phú theo lối cổ thể pha Sở từ này. Lòng tự hào trước chiến công lừng lẫy của cha ông, đặc biệt là chiến thắng Mông – Nguyên đời Trần là điều không thể bác bỏ. Tuy nhiên nỗi lòng của tác giả bài phú không chỉ có vậy, cái chính là suy tư trước thời cuộc. Không ngẫu nhiên chút nào khi tác giả viết :

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Mar 02, 2016 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Bạch Đằng Giang Phú & Trương Hán SiêuNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ