nguen cong tru

108 0 0
                                    

Sách Đại Nam thực lục chính biên chép về Nguyễn Công Trú(Phần IX)

Thứ hai, 08 Tháng 3 2010 07:19Quốc sử quán triều Nguyễn

Quý Mão, Thiệu Trị năm thứ 3, 1843.

[Tháng Giêng] Vua thấy tỉnh An Giang là đất tiếp giáp Lạp Man, năm ngoái đã dụ sai thăm dò đích xác tình hình giặc, lâu chưa có tin báo, nay lại dụ Tổng đốc Nguyễn Công Nhàn, Lĩnh Tuần phủ Nguyễn Công Trứ dò hỏi cho đích xác rồi tâu lên. Bọn Nhàn tâu: “Tên đầu mục Xiêm là Phi Nhã Chất Tri đã về Vọng Các, tên Phi Nhã Sô Phì Phủ Đăng đổi sang ở Trấn Tây, số binh chỉ có hơn vài nghìn. Kể chức đầu mục thì Sô Phì Phủ Đăng không bằng Phi Nhã Chất Tri, kể số quân thì không bằng 1 phần 20 khi trước. Nếu ta đem binh thẳng đến Trấn Tây, có thể thừa được cơ hội tốt, chỉ vị đánh dẹp không khó mà giữ yên thì khó; nếu giữ yên không được thì đánh dẹp cũng chỉ khó nhọc mà vô ích. Vì người Thổ ngu tối, đa nghi, quân ta mới đến thì chúng giữ hiểm, chống cự, hễ thấy cùng bách thì chúng bỏ đất trốn đi. Ta ở lâu chiêu dụ, chúng vị tất đã về theo. Nếu lại xin triệt binh về thì đi không lại về không; chỉ thương tổn đến uy vọng. Vả, Trấn Tây địa thế bát ngát, trong mùa khô ráo, hành quân chưa được tiện; từ tháng 7 trở đi, nước ngập tràn đầy, đường bộ không thông, đội Chu sư nhanh nhẹn của ta có thể tung hoành đi lại. Lúc ấy, chúng đóng ở các chỗ núi, gò, sức kém, thế cùng, không thể không đem nhau quy phục, nhân đó, ta chiêu dụ vỗ về mới là đúng cơ hội. Huống chi bọn Lạp Man từng bị giặc Xiêm trăm đường sách nhiễu, không sao chịu nổi, đã chán cái bạo ngược của Xiêm mà nhớ sự khoan rộng của triều đình ta, chẳng bao lâu nữa tự cắn rứt lẫn nhau, nhân đó ta thừa cơ tiến sang thì Hải Đông, Hải Tây có thể lần lượt thu phục được cả”.

Vua dụ rằng: “Cái chủ yếu làm cho đất Man quy phục là ở đánh dẹp và vỗ yên mà thôi. Đương mùa khô ráo ở xứ ấy, quân ta tiến sang còn có thể thuỷ lục giúp lẫn cho nhau được. Nếu kì ngập lụt, nước chảy xiết, ngược dòng đi lên đã thấy chậm và khó, huống nữa ta có thể dùng thuyền nhẹ đi lại thì chúng tất sẽ đem thuyền nhỏ phục ở trong bụi lau, đám cỏ, ta có thể lùng hết các chỗ đầm vực mà bắt cá hết được không? Vả, việc dùng quân quý ở biết mình, biết người, trước cơ liệu địch tỏ hào không sai mới là tính toán vẹn toàn. Nếu chúng quân ít, tướng yếu, có thể thừa cơ đánh được thì nên đem toán quân mới đến của ta thẳng tiến đến Trấn Tây, đánh phá sào huyệt khiến cho dân Man biết rõ rằng giặc Xiêm không thể nhờ cậy được, càng thêm sợ sệt ta. Nhân đó, chọn sai bọn tên Yểm, Trà Long và các thổ mục đã quy thuận, tuỳ cơ sắp đặt, chia đi chiêu dụ, vỗ về, chúng tất sợ oai, nhớ đức mà quy thuận. Ấy là kế hay đó…”. (Trang 453-454, tập VI).

Tỉnh Hà Tiên tâu nói: “Hạt ấy là địa đầu sung yếu, có nhiều đồn trại, xin cho 2300 biền binh mà tỉnh Vĩnh Long và tỉnh An Giang phái đến trước, lưu lại để phòng thủ”. Vua nói rằng: “Lưu quân lại để tự vệ cho mình, là ý kiến thiên về một bên đó thôi”. Lại sai Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Công Trứ bàn việc ấy. Bọn Tri Phương xin bắt 500 quân ở tỉnh Gia Định và 300 quân ở tỉnh Định Tường hợp cùng với biền binh của hai tỉnh Vĩnh Long, An Giang hiện đóng ở đấy đều lưu lại để phòng thủ. Vua cho rằng sự đi lại thay đổi chưa thoả đáng chỉ chuẩn cho hai tỉnh Vĩnh Long và An Giang đều phái một cơ binh đóng lại ở đấy, cứ 6 tháng đổi một lần. (Trang 481, tập VI).

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Sep 28, 2011 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

nguen cong truWhere stories live. Discover now