augusty-Xã hội học văn hóa

206 0 0
                                    

Xã hội học văn hóa

Dr. Bùi Quang Thắng

Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam

Dẫn nhập

1. Xã hội học là gì?

- Khó xác định hơn tất cả các môn học khác (tâm lý, lịch sử, tin học, dân tộc học, kinh tế học...). Đưa ra một định nghĩa gọn gằng như các khoa học khác như “Xã hội học là khoa học nghiên cứu xã hội loài người và hành vi xã hội” là khá mơ hồ, không đủ thông tin, không xác đáng khi phân biệt nó với các khoa học xã hội và nhân văn khác!

-Xã hội học quan trọng ở cách nghiên cứu “ như thế nào” (chứ không ở nghiên cứu “cái gì”)

Nói cách khác, trong các nghiên cứu xã hội học phải chỉ ra cho được các quan điểm và

phương pháp nghiên cứu của xã hội học đối với đối tượng được nghiên cứu như thế nào?

1.1. Quan điểm?

- Hành vi xã hội

Con người, trong bất cứ xã hội nào cũng vậy, có vô vàn hành vi trong mỗi ngày, nhưng không phải là những hành vi lộn xôn, mà có những trật tự nhất định.

Ví dụ: Những người lái xe phải đi đúng luồng đường quy định, người mua hàng đưa tiền mặt hay thẻ tín dụng hay séc mà không phải trao đổi bằng dê, bằng gà? Làm tình diễn ra trong phòng ngủ chứ không phải ở nơi công cộng.v.v...

Ngay cả khi anh cố thử làm khác đi (trong những lĩnh vực riêng tư nhất) anh vẫn cảm

thấy một áp chế xã hội nào đó khiến anh cảm thấy áy náy, không thoải mái, hoặc anh

không nhận được một sự phối hợp của người khác, đấy là chưa nói ở những lĩnh vực

công cộng , nếu anh làm khác đi anh sẽ không thể đạt được mục đích của hành động thậm chí nguy hiểm đến tính mạng

Nói tóm lại, những hành vi khách quan, được lặp đi lặp lại ( tính phổ biến) trong không gian và thời gian được gọi là hành vi xã hội

- Khuôn mẫu ứng xử (hành vi)

Những hành vi đó được thực hiện theo những khuôn mẫu nhất định, đều đặn và có sự phối hợp (tương tác).

Ví dụ: Người phương tây, khi bày tỏ thái độ thân thiện có thể ôm nhau, áp má

nhau (dù là người khác giới), nhưng ở ta đối tác không có văn hóa ấy, họ không

thể có sự phối hợp trong phản ứng kia vì thế nếu ai đó học thứ văn hóa ấy mà làm

vậy ở Việt nam thì nhẹ ra người kia né tránh, nặng thì có khả năng bị ăn một cái

bạt tai?

Chính những khuôn mẫu này đóng vai trò điều chỉnh hành vi, giúp cho xã hội vận hành một cách trơn tru.

- Thể chế xã hội

Nói cách khác: Thể chế là cách thức mà xã hội cưỡng chế con người hành động không được tùy tiện, vô lối mà phải theo những khuôn mẫu và vai trò xã hội (bao gồm cả cưỡng chế buộc phải theo và cưỡng chế nên theo) để thỏa mãn những nhu cầu xã hội cơ bản. Có 6 hệ thống thể chế xã hội có tính phổ quát như sau:

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Oct 01, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

augusty-Xã hội học văn hóaNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ