augusty- duong dai van hoa

68 0 0
                                    

Cung cấp những thông tin và bằng chứng để làm luận cứ khoa học cho việc hoạc định chính sách xã hội là một nhiệm vụ quan trọng của xã hội học. Với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như chính trị hay văn hóa,… cách nhìn xã hội học sẽ đưa đến một cách nhìn mới, khá toàn diện về một vấn đề, theo nghĩa, mỗi một lĩnh vực là một thành tố trong tổng thể xã hội nhất định, và nó phải được xem xét với tư cách là một hệ thống.

Theo cách nhìn đó, xã hội học khi nghiên cứu các chính sách xã hội (trong đó có chính sách văn hóa) là nhằm tới việc giải quyết những vấn đề cấp bách theo một cách khác hơn so với các quan điểm thuần văn hóa hay chính trị.

1. Chính sách văn hóa.

Ở Việt Nam, “Chính sách văn hóa” là một thuật ngữ mới, chính vì thế chưa được hiểu thống nhất trên qui mô quốc gia. Tình trạng: mỗi ngành, mỗi cấp hiểu, quan niệm “chính sách” theo một kiểu vẫn đang còn tiếp diễn ở Việt Nam.

Lâu nay, chúng ta vẫn quen dùng cụm từ “đường lối của Đảng”, “chủ trương của Đảng”, v.v. (ví dụ: đường lối quân sự, đường lối văn hóa,…). Điều đó có nghĩa là: các cơ quan quản lý Nhà nước (các Bộ) trực tiếp hiện thực hóa các chủ trương, đường lối của Đảng mà thường là không thông qua việc thể chế hóa các đường lối ấy trên phương diện Nhà nước.

Ngày nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhận thấy tính không đồng bộ và thiếu hoàn thiện của cơ chế trên và đã có những thay đổi có tính chất triệt để trong quá trình xây dựng một chính sách văn hóa ở thời kỳ mới.

Trước hết, về mặt nhận thức, chúng ta tán thành cách quan niệm về chính sách văn hóa của UNESCO “chính sách văn hóa là một tổng thể các nguyên tắc hoạt động quyết định các cách thực hành, các phương pháp quản lý hành chính và phương pháp ngân sách của Nhà nước dùng làm cơ sở cho các hoạt động văn hóa”.

Chúng ta hiểu rằng: cấu trúc của chính sách văn hóa không phải chỉ là một văn bản có tính chất chủ trương, đường lối (của Đảng, Nhà nước), hay không phải là những biện pháp bất thành hệ thống mà phải là một tổng thể bao gồm:

- Mục tiêu (mục đích): thường được thể hiện ở chủ trương, đường lối hay những quyết nghị tương tự ở cấp lãnh đạo Nhà nước cao nhất (ở ta là Đảng, sau đó được thể chế hóa ở Quốc hội, sau đó là Chính phủ).

- Hệ thống thể chế tương ứng (Các biện pháp tài chính cũng như pháp luật để hệ thống thể chế trên có thể vận hành được).

- Các cơ cấu và tổ chức xã hội tương ứng, trong đó con người buộc phải tuân thủ các thể chế xã hội và thống nhất hành động để đạt được mục tiêu xã hội.

Qua một thời gian tập trung vào việc xây dựng chính sách văn hóa ở Việt Nam, chúng ta nhận thấy rằng: thiết lập một chính sách văn hóa quốc gia là một vấn đề cực kỳ khó khăn, phức tạp. Khó khăn lớn nhất ở đây lại không phải là vấn đề chính trị hay tài chính mà: làm thế nào để có một hệ thống thể chế tương ứng?

2. Những phương diện xã hội học của chính sách văn hóa.

Cách nhìn xã hội học có thể đem lại một cách lý giải mới, nói cách khác chính sách văn hóa có những phương diện xã hội học của nó. Nếu nhà nghiên cứu hay nhà quản lý lưu ý đến những phương diện này, thì việc xây dựng chính sách cũng như đưa chính sách ấy vào vận hành trong đời sống xã hội sẽ tránh được những trục trặc căn bản. Sau đây, chúng tôi xin nêu một vài khía cạnh xã hội học quan trọng của chính sách văn hóa:

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Oct 10, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

augusty- duong dai van hoaNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ