TRÒ CHUYỆN LÂM SÀNG VỚI TRẺ CÓ KHÓ KHĂN TÂM LÝ
Trò chuyện lâm sàng với trẻ có khó khăn tâm lý là một công việc đòi hỏi tính kỹ thuật, tính nghệ thuật và một tấm lòng tôn trọng vô điều kiện. Làm thế nào để cuộc trò chuyện hiệu quả, hãy thử tìm hiểu qua một ca trị liệu lâm sàng thực tế.
Nguyễn Văn G, 15 tuổi, học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông dân lập ĐTH Hà Nội, đã gặp chúng tôi vào tháng 01 năm 2002, tại phòng Tư vấn Tâm lý - Giáo dục của Nhà trường, theo sự giới thiệu và yêu cầu của cô giáo chủ nhiệm để được giúp đỡ về mặt tâm lý. G đã bị lớp, nhà trường kỷ luật và chuyển đến lớp mới bởi G luôn luôn mất trật tự trong lớp và dính vào ma tuý.
Những khó khăn trong buổi gặp gỡ đầu tiên.
G luôn luôn giữ thế phòng vệ, trong ánh mắt của cậu biểu hiện một thái độ thù địch. Cậu tránh không nhìn thẳng tôi,tỏ ra rất căng thẳng, luôn luôn xoay cây bút trong tay. G có khuôn mặt tròn, da mặt xạm, tóc đen. Chiều cao trungbình, không béo, không gầy. Sau khi nghe chúng tôi nói lý do của cuộc nói chuyện. G im lặng, không nói gì, vẫn giữmột khoảng cách để phòng vệ, không tỏ thái độ sẵn sàng trao đổi. Khi chúng tôi hỏi mong muốn của cậu trong buổi nói chuyện hôm nay, G trả lời "Em chẳng mong muốnđiều gì". Cậu nói mà không nhìn chúng tôi. Im lặng một phút, chúng tôi nói với cậu ấy rằng "Các thầy cô giáo vàbố mẹ của em rất lo cho tình trạng của em". Sau một lúc im lặng G nói "Chẳng ai hiểu em cả, mọi người chỉ than vãn, chì chiết em, hãy kệ em, để em tự giải quyết vấn đề của mình, em không dùng ma tuý". Nói đến đây G dừng lại và quay mặt đi chỗ khác, để giấu đi sự bối rối của mình. Im lặng một lúc cậu xin dừng buổi nói chuyện tại đây. Chúng tôi nói với G rằng "Chúng ta tạm không nói đến ma tuý và việc kỷ luật của em nữa, chúng tôi chỉ muốn giúp em hiểu vấn đề gì đang xảy ra với em và em có muốn tìm ra một giải pháp tháo gỡ vẫn đề rắc rối của mình không?". "Hôm nay, nếu em không muốn nói chuyện thì chúng ta sẽ dừng lại, chúng ta sẽ nói chuyện về vấnđề này vào hôm khác". G đã đồng ý và hẹn hôm sau sẽ quay trở lại.
Chẳng phải lúc nào người lớn cũng dễ dàng trò chuyện với trẻ, nhất là với những trẻ đang phải chịu đựng những nỗi khổ tâm, dằn vặt trong lòng, chịu đựng những mâu thuẫn, những xung đột, những nỗi đau trong tâm trí. Đốivới những trẻ này, việc trao đổi, trò chuyện với các em là cực kỳ khó khăn. Các em thường im lặng, né tránh câutrả lời, không muốn chia sẻ, giãi bày những khó khăn, những đau đớn trong lòng mà mình đang phải chịu đựng. Có những em lại trả lời một cách vòng vo, che giấu cảmxúc của mình... làm cho việc trò chuyện, trao đổi với trẻ trở nên bế tắc, đứt đoạn, hai bên không đi đến sự thônghiểu lẫn nhau. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự bế tắc trong việc trò chuyện với trẻ. Phải chăng do trẻ có vấn đềthính giác ? Phải chăng do cách trò chuyện của người lớn ? Hay là trong trò chuyện với người lớn trẻ luôn luôn cómột cơ chế phòng vệ tự nhiên.
Trước một em bé luôn luôn im lặng, không có phản ứng gì trước những câu hỏi, thì giả thuyết em bé có khuyết tật về thính giác cần được đặt ra và yêu cầu gia đình đưa trẻ đi khám y khoa. Việc này, tránh được những chẩn đoán sai lầm, sớm có những biện pháp trợ giúp trẻ.