1

24 0 0
                                    


Câu 1: Cơ sở khách quan và chủ quan hình thành tư tưởng Hồ chí Minh (Làm rõ vai trò của từng nhân tố trong sự hình thành Tư tưởng HCM)?
Cơ sở khách quan:
+ Bối cảnh lịch sử ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh:
* Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước đầy biến động:
​- Trong nước, nhà Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của Pháp.
​- Cho đến cuối thế kỷ XIX, các cuộc khởi nghĩa vũ trang theo hệ tư tưởng PK đều thất bại.
* Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
​- Đến đầu TK XX, XH VN đã có sự phân hoá giai cấp sâu sắc, xuất hiện các giai cấp mới: CN, TTS, TS..
- Cùng vào thời điểm đó, các "tân thư", "tân văn", "tân báo" và những ảnh hưởng của trào lưu cải cách ở Nhật Bản, Trung Quốc tràn vào Việt Nam, phong trào yêu nước của nhân dân ta dần chuyển sang xu hướng dân chủ tư sản. ​
* Bối cảnh quốc tế:
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện
- Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập chính quyền Xôviết, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người.
- Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, với sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (3-1919), đã cổ vũ phong trào chống CNĐQ mạnh mẽ.
+ Những tiền đề tư tưởng, lý luận:
* Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam
- Truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất, là tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng đồng, là ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách, là trí thông minh, tài sáng tạo, quý trọng hiền tài, khiêm tốn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc mình...
- Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền thống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam. Nó trở thành tiền đề tư tưởng, lý luận xuất phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
​Đó là truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất, là tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng đồng, là ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách
Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng, tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người Việt Nam, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc.
Chủ nghĩa yêu nước sẽ biến thành lực lượng vật chất thực sự khi nó ăn sâu vào tiềm thức, vào ý chí và hành động của mỗi con người.
Cho nên: Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc đẩy Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
* Tinh hoa văn hóa nhân loại
- Đối với văn hóa phương Đông
+ Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, Lão giáo.
+ Ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo
+ Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn tiếp thu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
- Đối với văn hoá phương Tây:
​Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây. Người sớm làm quen với văn hóa Pháp, tìm hiểu các cuộc cách mạng ở Pháp và Mỹ. Người tiếp thu các giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Pháp (1791), các giá trị về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập ở Mỹ (1776).
* Chủ nghĩa Mác – Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác - Lênin ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập, tự do
Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin ở Hồ Chí Minh diễn ra trên nền tảng của những tri thức văn hoá tinh tuý được chắt lọc, hấp thụ và một vốn chính trị, vốn hiểu biết phong phú, được tích luỹ qua thực tiễn hoạt động đấu tranh vì mục tiêu cứu nước và giải phóng dân tộc.
Người đã tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin theo phương pháp mácxít, nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất. Người vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam, chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở.
Thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiến để tìm ra con đường cứu nước..
• Nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh:
Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh
+ Hồ Chí Minh có tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo, có óc phê phán tinh tường và sáng suốt;
+ Là người có tài năng trí tuệ kiệt xuất; có tư duy độc lập tự chủ trong tiếp thu, phê phán, chọn lọc các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại...
* Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn của HCM
+ Là một người yêu nước vĩ đại, bình dị, ham học hỏi;
+ Nhạy bén với cái mới, có đầu óc thực tiễn, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng;
+ Một trái tim yêu thương nhân dân, thương người cùng khổ, sẵn sàng chịu đựng hy sinh..
+ Là người có lòng tin mãnh liệt vào nhân dân; có ý chí nghị lực phi thường; có đầu óc thực tiễn, thiết thực cụ thể, lý luận gắn liền với thực tiễn, nói đi đôi với làm.
*Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là sự kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, mà có bước phát triển mới, làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác - Lênin trên một loạt vấn đề cơ bản và cấp bách của dân tộc và thời đại nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của cách mạng Việt Nam và góp phần vào cách mạng thế giới.
Câu 2:
I. TTHCM về cách mạng giải phóng dân tộc:
1) Tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc:
- Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân.
- Đối tượng của cách mạng ở thuộc địa không phải là giai cấp tư sản bản xứ, càng không phải là giai cấp địa chủ nói chung, mà là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động.
- Yêu cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa là độc lập dân tộc. Nông dân có 1 yêu cầu: độc lập dân tộc và ruộng đất, nhưng họ luôn đặt yêu cầu độc lập dân tộc cao hơn so với yêu cầu ruộng đất.
- Mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc, quy định tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc.
- Mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở thuộc địa chưa phải là giành quyền lợi riêng biệt của mỗi giai cấp, mà là quyền lợi chung của toàn dân tộc.
2) Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản:
- Để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, ông cha ta đã sử dụng nhiều con đường gắn với những khuynh hướng chính trị khác nhau, sử dụng những vũ khí tư tưởng khác nhau.
- Cách mạng tư sản là CM không triệt để.
⇨ Trải qua 1 cuộc hành trình đầy gian khổ, qua nhiều đại dương và lục địa, cuộc khảo sát vô cùng phong phú đã đem lại cho NAQ 1 tình cảm CM sâu sắc, 1 lựa chọn đúng đắn còn đường cứu nước, con đường CM của Lênin. Từ đây người đã dứt khoát theo con đường đó.
⇨ Đó là con đường giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Mác-Lênin, kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng toàn bộ xã hội. Là con đường cứu nước đúng đắn nhất vì đáp ứng được những yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc VN và phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử thời đại.
3) CM giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đo Đảng Cộng sản lãnh đạo:
- Trong tác phẩm Đường cách mệnh, HCM khẳng định: " trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy".
- Theo HCM, ĐCS VN là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc VN.
- Ngay từ khi mới ra đời, Đảng do HCM sáng lập đã quy tụ được lực lượng và sức mạnh của toàn bộ giai cấp công nhân và cả dân tộc VN. Đó là một đặc điểm, đồng thời là một ưu điểm của Đảng. Nhờ đó, ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng VN và trở thành nhân tố hàng đầu bảo đảm cho mọi thắng lợi của cách mạng.
4) Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc:
- HCM nghiêm khắc phê phán việc lấy ám sát cá nhân và bạo động non làm phương thức hành động, Người khẳng định: "cách mệnh là việc chung cả dân chứ không phải việc một hai người".
- HCM đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang. Người cao sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng là nhân tố then chốt đảm bảo thắng lợi.
- HCM hết sức nhấn mạnh vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân. Người cũng không coi nhẹ khả năng tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc của các giai cấp và tầng lớp khác.
5) CM giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành được thắng lợi trước CM vô sản ở chính quốc:
- Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền, các nước thuộc địa trở thành một trong những nguồn sống của chủ nghĩa đế quốc.
- Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, cách mạng tuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn.
- Theo HCM, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc dịa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải mối quan hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ chính – phụ.
6) CM giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực:
- Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
- Toàn dân khởi nghĩa, toàn dân nổi dậy là nét đặc sắc trong TTHCM về hình thai của bạo lực CM:
+ trong chiến tranh, "quân sự là việc chủ chốt", nhưng đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị.
+ đâu tranh ngoại giao, Người chủ trương "vừa đánh vừa đàm", "đánh là chủ yếu, đàm là hỗ trợ".
+ đấu tranh kinh tế là ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế của ta, phá hoại kinh tế của địch.
+ chiến tranh về mặt văn hóa hay tư tưởng so với những mặt khác cũng không kém quan trọng.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Apr 28, 2016 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Tinh túWhere stories live. Discover now